Không làm được, đừng viện lý do

Không làm được, đừng viện lý do
TP - Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Khuất Việt Hùng cho rằng, với các quy định hiện hành, các địa phương đã có đủ cơ sở để quản lý tốt xe container. Nếu muốn làm sẽ tìm ra giải pháp; chỉ khi không muốn, mới viện lý do.

> Vì sao Sở Giao thông Hải Phòng bất lực?
> GĐ Sở không sợ Bộ trưởng Thăng

Nguyên nhân của hơn 90 % xe container không có phép ở Hải Phòng, vẫn chạy ra đường là do cơ chế hay chính sách chưa đủ. Trực tiếp xây dựng chính sách vận tải, ông nghĩ sao ?

Tôi không đề cập tới câu chuyện ở Hải Phòng mà nói rộng ra cả nước. Các quy định về vận tải ô tô hiện nay, như Nghị định 91/2009/NĐ - CP, Nghị định 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 14/2009 của Bộ GTVT về vận tải ô tô đều quy định, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải bằng xe container phải có giấy đăng ký kinh doanh chung (của DN) do Sở Kế hoạch và đầu tư (KHĐT) cấp và giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container do Sở GTVT cấp. Hiện Chính phủ chưa quy định điều kiện phải có giấy phép kinh doanh đối với xe ô tô vận tải hàng hóa thông thường.

Vì vậy, chỉ có các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá mới hiểu sai (chỉ cần giấy phép kinh doanh chung, trong đó có kinh doanh vận tải hàng hoá) và phương tiện là đủ điều kiện. Chắc chắn cơ quan quản lý nhà nước về vận tải không thể nhầm lẫn như thế được.

Liệu các Sở GTVT không có cơ sở quản lý các “hung thần” xa lộ (xe container từng được ví như vậy-PV)?

Đây là trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tôi khẳng định, Sở KHĐT của bất kỳ địa phương nào đều biết Nghị định 91/2009/NĐ-CP về Kinh doanh và Điều kiện Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cũng như Nghị định 93/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung.

Việc Sở KHĐT khi cấp giấy phép kinh doanh cho DN mà không thông báo cho Sở GTVT có phần trách nhiệm của họ, nhưng Sở GTVT phải có ý kiến và yêu cầu Sở KHĐT phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, các Sở GTVT đều có lực lượng thanh tra giao thông có đủ chức năng để kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải của các DN, hợp tác xã. Quan trọng là họ thực sự vào cuộc hay không.

Có tin cho rằng do Bộ GTVT không quy định dán phù hiệu ở vị trí nào trên xe nên thanh tra giao thông ngại khi dừng phương tiện vì lái xe lấy phù hiệu từ cốp (xe) ra lại mang tiếng xử lý sai luật?

Cần khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa thực hiện cấp phù hiệu. Bởi vì, hiện tại thông tư thay thế cho Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động vận tải bằng xe ô tô còn chưa ban hành. Thanh tra giao thông địa phương nên kiểm tra theo đơn vị kinh doanh vận tải, chưa thể đặt vấn đề phù hiệu được. Khi bàn về việc thực thi công vụ, có người bạn của tôi nói: “Nếu muốn làm sẽ tìm ra giải pháp; chỉ khi không muốn làm, mới viện lý do”.

Cảm ơn ông.

Sỹ Lực
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.