Đường nứt, vẫn đề nghị thưởng 180 tỷ đồng: Dư luận thêm bức xúc

Đường nứt, vẫn đề nghị thưởng 180 tỷ đồng: Dư luận thêm bức xúc
TP - Lý giải việc chủ đầu tư lấy tiền dự án ra thưởng, PMU Thăng Long cho rằng đây là số tiền không làm phát sinh kinh phí dự án mà nó được trích từ một phần nguồn tiền nhà thầu đã làm lợi ra.

> Sau 8 tháng thông xe, đường trên cao lún nứt
> Hơn 4.700 tỷ xây đường trên cao Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở

Trước việc đường trên cao (ĐTC) đưa vào sử dụng 10 tháng đã lún nứt, nhiều chuyên gia cầu đường cho rằng, đây là lỗi thi công. Cần phải yêu cầu nhà thầu khắc phục, chưa vội đề cập đến chuyện thưởng. Còn đại diện chủ đầu tư cho rằng việc thưởng mới chỉ là đề xuất.

Lún trên diện rộng đang khiến mặt ĐTC gồ ghề, lượn sóng
Lún trên diện rộng đang khiến mặt ĐTC gồ ghề, lượn sóng.

Theo nhiều chuyên gia cầu đường, khi công trình đưa vào sử dụng phải đảm bảo an toàn, chất lượng. Đây là những điều cũng được quy định rõ trong hợp đồng thi công. Nếu công trình đã đưa vào sử dụng xảy ra lún thì khâu thi công có vấn đề. Ví dụ nếu mặt đường sau khi đưa vào sử dụng một thời gian xảy ra lún thì khâu chất tải chưa đúng quy trình, còn với cầu cạn việc thảm nhựa có vấn đề.

“Với ĐTC vành đai 3 sau 10 tháng thông xe đã xuất hiện lún thì phải xem lại. Một công trình đạt chất lượng cần có ba yếu tố: chất lượng, tiến độ, giá thành. Với ĐTC chưa hết thời gian bảo hành mà đã lún thì chưa thể xem là đảm bảo”, PGS. TS Nguyễn Quang Đạo, trường Đại học Xây dựng phân tích.

Dự án ĐTC Mai Dịch - Linh Đàm có chiều dài 8,9km được thông xe 6/2012. Dự án có tổng mức đầu tư bằng vốn vay ODA hơn 5.500 tỷ đồng. Các nhà thầu thi công: Cienco 4, Cienco 8, Sumitomo Mitsui (Nhật Bản)… Tại lễ thông xe ngày 30/6 đại diện chủ đầu tư PMU Thăng Long cho biết, các nhà thầu đã thi công vượt tiến độ từ 5 đến 12 tháng và đảm bảo chất lượng. Đến nay, sau 10 tháng thông xe một số đoạn của tuyến đường đã xuất hiện lún kéo dài, khiến các xe không thể đi với vận tốc thiết kế 80 đến 100km/h

Theo ông Đạo, ĐTC vượt tiến độ hơn 10 tháng nhưng lại lún nứt mặt đường không nên thưởng làm gì. “Việc cơ quan chức năng nên làm lúc này là xem thiết kế, thi công tuyến đường có vấn đề gì không, thiết kế ở đây bao gồm cả thiết kế về hỗn hợp bê tông và phần móng thi công từ trên xuống dưới”, ông Đạo kiến nghị.

Thạc sỹ Vũ Đình Hiền, Phó trưởng bộ môn Đường bộ, Trường ĐH GTVT cũng cho rằng, công trình đang trong thời gian bảo hành, cần phải tính toán lại thời điểm thưởng cho nhà thầu. Chủ đầu tư chưa nên đề cập đến chuyện thưởng khi công trình vừa thông xe đã lún.

Liên quan đến việc Chủ đầu tư muốn trích một phần tiền đầu tư cho dự án từ nguồn vốn vay ODA, ông Hiền cho rằng, thông thường các nguồn kinh phí chủ đầu tư thưởng cho nhà thầu từ quỹ khen thưởng chung do chủ đầu tư lập ra để thưởng cho các nhà thầu đạt yêu cầu.

Chiều qua, Ban quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long), Bộ GTVT (đại diện chủ đầu tư dự án ĐTC vành đai 3) cho biết, sau khi phát hiện sự cố lún tại ĐTC vành đai 3 đã yêu cầu nhà thầu khảo sát và có phương án sửa chữa, khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Về việc thưởng cho nhà thầu, PMU Thăng Long nhìn nhận, dư luận chưa đồng tình thưởng cho nhà thầu vào bối cảnh này cũng hợp lý. “Đúng là trong hoàn cảnh như thế này cũng không nên đề cập việc thưởng, nếu đề cập càng khiến dư luận bức xúc thêm thôi”, đại diện PMU Thăng Long thừa nhận.

Theo PMU Thăng Long, mức thời gian vượt tiến độ 8 tháng với gói thầu số 1, đoạn Mai Dịch - Trung Hòa; 12 tháng với gói thầu số 2, đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân và 5 tháng với gói 3, đoạn Thanh Xuân - Linh Đàm các nhà thầu đã được trích thưởng gần 200 tỷ đồng.

Lý giải việc chủ đầu tư lấy tiền dự án ra thưởng, PMU Thăng Long cho rằng đây là số tiền không làm phát sinh kinh phí dự án mà nó được trích từ một phần nguồn tiền nhà thầu đã làm lợi ra.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.