Mất mạng vì đường 'sống trâu'

Mất mạng vì đường 'sống trâu'
TP - Nhiều vụ tai nạn gây tử vong cho người điều khiển xe máy xảy ra ở một số địa phương thời gian qua có một phần nguyên nhân đường bị lún vệt bánh xe (còn gọi là đường sống trâu). Cơ quan chức năng cho biết, đang thiếu kinh phí sửa chữa.

> Đường nứt vỡ: Bộ GTVT yêu cầu giải trình
> Khổ như qua… quốc lộ 20

Đường trồi sụt gần nơi xảy ra vụ tai nạn trên QL 1A đoạn qua xã Nghi Thuận (Nghi Lộc - Nghệ An) tuần trước. ảnh: sỹ lực
Đường trồi sụt gần nơi xảy ra vụ tai nạn trên QL 1A đoạn qua xã Nghi Thuận (Nghi Lộc - Nghệ An) tuần trước. ảnh: sỹ lực.

Mất mạng vì…đường xấu

Ngày 10/9, trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Nghi Thuận (Nghi Lộc, Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Chị Đặng Thị Phương (SN 1969, trú tại xã Nghi Thuận) điều khiển xe máy Sirius bị xe tải cán chết ngay tại chỗ.

Theo lời kể của các nhân chứng và khảo sát của PV tại hiện trường, khi rẽ sang đường, chị Phương bị xe tải quệt vào, ngã xuống đường và bị chính bánh sau của xe tải này cán qua người.

Vụ tai nạn xảy ra tại đúng đoạn trồi sụt, kéo thành rãnh lún sâu và trồi lên 5-10 cm kéo dài hàng kilômét như sống lưng trâu. Các “sống trâu” này có kích thước nhỏ, đỉnh nhọn rất nguy hiểm với người đi xe máy. Rất nhiều người dân ở đây cho rằng, vụ tai nạn có ít nhiều nguyên nhân từ mặt đường nham nhở, lượn sóng ở đây.

Qua địa phận huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương (Thanh Hoá), nhiều khi, ô tô bị lọt thỏm giữa hai rãnh sâu đến 20-30 cm trên đường nhựa, giống như đi trên đường đất lầy lội ở miền núi.

Hiện chưa có một thống kê nào chứng minh tai nạn gia tăng do lún vệt bánh xe nhưng các chuyên gia coi đây là hiện tượng nguy hiểm. Thượng tá Trương Duy Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Đường sắt - Đường bộ Công an Thanh Hóa cho biết, khi xảy ra tai nạn, việc trưng cầu giám định chất lượng mặt đường để tìm nguyên nhân ít được thực hiện do rất tốn kém.

Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô cho rằng, hiện tượng này làm cho ô tô, xe máy không làm chủ hướng đi. Trời mưa, đêm tối, người điều khiển lại là phụ nữ, người già nên xe dễ mất lái. Ông Thanh cho rằng, sống trâu xuất hiện trên đường có lưu lượng xe cao, tai nạn chắc chắn tăng.

Cần lắp biển cảnh báo

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện tượng đường sống trâu xảy ra phổ biến trên phạm vi cả nước, có ở hầu hết các Quốc lộ chính như 1A, 5, 3, 7, 8... Đường cũ và đường mới làm xong đều bị sống trâu. Có đoạn, hiện tượng lún trải dài hàng chục kilômét. Vệt lún được ghi nhận dao động 10-25 cm. Tổng cục này cũng xác nhận, hiện tượng này uy hiếp đến an toàn giao thông và đã nhiều lần chỉ đạo các đơn vị bảo trì bảo dưỡng đường tiến hành sửa chữa.

T

 Việc lắp biển cảnh báo nguy hiểm hoặc hạn chế tốc độ là yêu cầu rất “khó xử” cho Bộ GTVT khi phải công khai thừa nhận những tuyến đường bị sự cố....

Ông Thân Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô

uy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ và phạm vi sửa chữa chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn giao thông. Trả lời vì sao, đường sống trâu trên Quốc lộ 1A đoạn qua Nghệ An, Thanh Hoá nhiều nhưng chưa được sửa chữa kịp thời, đại diện Khu quản lý đường bộ IV (quản lý tuyến đường) cho biết, đã triển khai sửa chữa một số đoạn nhưng chưa thể làm hết vì thiếu tiền.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, hằn lún vệt bánh xe là hiện tượng trăn trở từ lâu của lãnh đạo bộ và liên tục chỉ đạo sửa chữa để đảm bảo an toàn.

Theo ông Thọ, tuy kinh phí sửa chữa đường bộ còn thiếu nhưng việc các đơn vị viện dẫn lý do thiếu tiền mà để đường trồi sụt gây nguy hiểm là thiếu trách nhiệm. “Những đoạn có nguy cơ tai nạn cao phải sửa chữa ngay. Sửa chữa, cào bóc với quy mô nào đó cũng phải làm sớm. Những đoạn chưa sửa được phải có biển cảnh báo”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG