Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân

Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân
TPO - Sáng nay, tỉnh Hà Tĩnh khẩn cấp di dời gần 12 nghìn người dân tại các huyện ven biển. Tại huyện Kỳ Anh, mưa lớn, gió giật cấp 6, hàng nghìn người dân được di dời đến nơi an toàn.

> Lo hồ chứa thủy điện, thủy lợi mất an toàn 

TPO - Sáng nay, tỉnh Hà Tĩnh khẩn cấp di dời gần 12 nghìn người dân tại các huyện ven biển. Tại huyện Kỳ Anh, mưa lớn, gió giật cấp 6, hàng nghìn người dân được di dời đến nơi an toàn.

Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 1
 

Hơn 9 giờ sáng nay, PV Tiền phong có mặt tại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, mưa xối xả, hai bên đường người dân hô hoán nhau dọn đồ để di dời, trên các mái nhà, người dân kéo dây chằng lợp chống bão.

Khẩn trương di dời

Bà Nguyễn Thị Thịnh, 79 tuổi, thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, cho biết, đây là lần thứ 2 trong đời bà phải di dời để tránh bão.

“Nhà các mép sóng vài trăm mét nên nghe loa truyền thông xã thông báo bão lên đến cấp 13 nên tôi giục các con phải dọn đồ tránh bão khẩn trương”, bà Thịnh nói.

Người dân đông, số lượng xe ô tô được huy động để đưa dân đi di dời hạn chế nên nhiều người dân chọn cách thuê taxi hoặc xe tải.

Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 2
 

Khoảng 9 giờ 30 phút, tại hội trường Đồn biên phòng Cảng Vũng Áng, có gần 500 người dân xã Kỳ Lợi được di dời đến nơi an toàn.

Trung tá, Đinh Mã Phong, Đồn Trưởng Đồn biên phòng Cảng Vũng Áng cho biết, đã chuẩn bị thức ăn, chăn, chiếu, màn đầy đủ cho người dân. “Khó khăn lớn nhất là không có điện.Đồn huy động toàn thể cán bộ, chiến sỹ xuống tận nơi để giúp bà con di dời”, Trung tá Đinh Mã Phong nói. Hiện công tác di dời người dân tại các xã ven biển của huyện Kỳ Anh đang được tiến hành.

Có mặt tại xã Kỳ Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh cho biết, tại Kỳ Anh hiện có 4 tàu lai dắt của Hải Phòng đang neo đậu chống bão tại Cảng Vũng Áng.

“Hiện có 2 tàu vào cảng trú bão, còn 2 tàu cách cảng 500 mét, chủ tàu đưa ra phương án nổ máy để chống chọi với bão. Đây là phương án rất nguy hiểm”, ông Khánh cho biết. Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo lãnh đạo các xã phải kiên quyết cưỡng chế nếu người dân chây ì di dời. Trước tình hình phức tạp của cơn bão, huyện Kỳ Anh phân công 8 đoàn công tác đến các địa bàn để ứng cứu các tình huống xấu nhất xảy ra.

10 giờ, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn H.Nghi Xuân, cho biết vào hồi 14 giờ ngày 29/9, khi trên đường vào trú bão, chiếc thuyền có công suất 15 CV do ông Mai Văn Búp (64 tuổi ở thôn Lâm Vượng, xã Xuân Liên) làm chủ bất ngờ bị sóng đánh lật tại khu vực gần bờ thuộc vùng biển xã Xuân Yên, H.Nghi Xuân.

Trên thuyền lúc đó có 3 ngư dân gồm ông Búp, Mai Văn Bính (con ông Búp) và ông Ngô Văn. May mắn là khi thuyền bị lật, 3 ngư dân đã kịp bơi vào bờ an toàn. Hiện tại chiếc thuyền và ngư cụ đánh cá đang bị sóng cuốn trôi mất tích, chưa tìm thấy.

Công tác phòng chống phải quyết liệt

10 giờ 30 phút, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tac ứng cứu với con bão số 10 tại huyện Kỳ Anh. Bộ Trưởng chỉ đạo, tình hình cơn bão số 10 rất cấp bách, tâm bão dự báo đi từ Đồng Hới, Quảng Bình trở vào nhưng Kỳ Anh là vùng có thể có gió giật trên cấp 10 kèm mưa lớn.

“Công tác phòng chống phải quyết liệt. Chỉ đạo các xã kiểm tra lại việc neo đậu của tàu thuyền. Các lực lượng phải túc trực thường xuyên bám địa bàn để giúp và bảo vệ tài sản cho người dân. Phải kiểm tra ngay công tác di dời tại các vùng nguy hiểm. Tập trung tại các khu vực có nhà tạm nhiều. Tại nhiều nơi có dòng sông, hồ đập kiên quyết ngăn chặn không cho người dân đi qua”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn cho biết, công tác di dân trên toàn tỉnh so với kế hoạch chậm so với kế hoạch. “Lãnh đạo xã phải trả lời dứt khoát việc có thể di dời dân được hay không. Phải bám ngay địa bàn các xã vùng ven biển, hồ đập có nguy cơ vỡ”, ông Sơn nói.

11 giờ, tại Kỳ Anh, gió bắt đầu thổi mạnh, mưa xối xả.

Trước tình hình phức tạp cùa cơn bão số 10, sáng nay, trên toàn tỉnh Hà Tĩnh, các trường học chủ động cho học sinh nghỉ học tránh bão.

Một số hình ảnh công tác di dời và chuẩn bị chống bão mà PV Tiền Phong ghi lại tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 3
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 4
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 5
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 6
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 7
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 8
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 9
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 10
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 11
Khẩn cấp di dời hàng vạn người dân ảnh 12
 Người dân di dời tại huyện Kỳ Anh
Người dân di dời tại huyện Kỳ Anh.

Sóng biển vượt đê, tràn phá Tam Giang

Sau cuộc họp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10 tại Huế tối 29/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo tỉnh TT-Huế trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo ứng phó thiên tai tại các vùng xung yếu, nguy hiểm thuộc xã Hải Dương - Hương Trà và huyện Phú Lộc vào sáng 30/9.

Kiểm tra các vùng xung yếu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu chính quyền và lực lượng chức năng hết sức chú ý công tác bảo vệ dân trong mưa bão, nghiêm túc di dời dân an toàn, triệt để ngăn dân tự ý qua lại vùng nguy hiểm, tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ bờ biển, phát huy phương châm "4 tại chỗ", nâng cao cảnh giác trước diễn biến phức tạp của bão lớn.

Trước nạn sạt lở bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hiểm, Chính phủ sẽ giao Bộ NN&PTNT xem xét các kiến nghị, đề xuất của tỉnh TT-Huế về đầu tư xử lý các tuyến bờ biển mất an toàn, đặc biệt mỗi khi có thiên tai xảy ra. Sau khi đi kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão số 10 tại TT-Huế, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục tới kiểm tra, chỉ đạo công tác PCLB tại tỉnh Quảng Trị.

Sáng 30/9, tỉnh TT-Huế tiếp tục di dời dân ra khỏi các vùng xung yếu, nguy hiểm.

Nhiều vùng bắt đầu ngập lụt do mưa lớn từ đêm trước. Hơn 250.000 học sinh các cấp trên địa bàn nghỉ học. Tại vùng xung yếu Hải Dương (thị xã Hương Trà), từ chiều 29/9 đến sáng 30/10, gió lớn, triều cường kết hợp mưa lũ đổ về từ thượng nguồn làm cho tuyến đê ven biển xã Hải Dương bị sóng dữ tràn qua gần 400m, nối thông vào đầm phá Tam Giang, gây chia cắt hoàn toàn với khu vực Cồn Đâu - Xóm Gềnh, giáp thị trấn Thuận An (Phú Vang).

Nguy cơ mở cửa biển mới là rất lớn. Nhiều khu dân cư bị ngập. Chính quyền địa phương buộc di dời khẩn cấp 134 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở, thấp trũng.

Tại vùng 6 xã thuộc Ngũ Điền (huyện Phong Điền), gió bão từ cấp 9 đến cấp 10 trong sáng nay gây tê liệt hoàn toàn hệ thống điện sinh hoạt, triều cường ven biển dâng cao hơn 3m, gần 890 hộ dân (với trên 3.100 khẩu) buộc di dời.

Đến trưa 30/9, hệ thống giao thông đi lại từ TP Huế về các huyện, thị xã bị chia cắt một số điểm do cây gãy đổ bởi gió bão. Tình trạng chia cắt dự báo sẽ nghiêm trọng hơn trong tối nay và ngày mai, do lụt cục bộ và lũ các sông dâng cao.

 

Minh Thùy-Ngọc Văn

Theo Viết
MỚI - NÓNG