Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc ở Vĩnh Phúc

Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc ở Vĩnh Phúc
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến là nơi nuôi rắn độc nổi tiếng ở miền Bắc. Ở đây nuôi rắn là nghề truyền thống, được biết cả xã có hơn 1.000 hộ thì 80% hộ nuôi và kinh doanh rắn

Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc ở Vĩnh Phúc

> Bí thư Trung ương Đoàn thăm thanh niên làm ăn giỏi
> Làm giàu với nghề nuôi rắn ráo

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến là nơi nuôi rắn độc nổi tiếng ở miền Bắc. Ở đây nuôi rắn là nghề truyền thống, được biết cả xã có hơn 1.000 hộ thì 80% hộ nuôi và kinh doanh rắn

Rắn hổ mang phì đối với đa số người là nỗi sợ hãi, e dè thì ở đây chúng như những người bạn trong mỗi gia đình và không ít người trong số đó là những người phụ nữ vốn “chân yếu tay mềm”.

Chuồng nuôi rắn hổ mang chúa
Chuồng nuôi rắn hổ mang chúa.

Làm bạn với “tử thần”

Ở đây nuôi rắn là nghề truyền thống, được biết cả xã có hơn 1.000 hộ thì 80% hộ nuôi và kinh doanh rắn.

Bà Phùng Thị Hiền (thôn 3, xã Vĩnh Sơn), người đã gắn bó với nghề nguy hiểm này hơn 30 năm tâm sự: “Nhà tôi nuôi rắn hổ mang phì từ lâu rồi, từ lúc tôi sinh ra thì đã thấy ông tôi nuôi rồi đến bố tôi, bây giờ đến đời tôi coi như là kế nghiệp vậy”.

Khi được hỏi về nỗi sợ hãi khi “sống chung” với rắn độc, bà Hiền cười vui vẻ nói: “Sợ gì chứ, từ nhỏ tôi sống với rắn như thú nuôi trong nhà, nó lành tính lắm không như mọi người vẫn nghĩ đâu. Chỉ khi nào có người lại gần nó quá, thấy nguy hiểm, nó mới phòng vệ thôi”.

Nhìn vóc người nhỏ bé của bà, chúng tôi thật không dám tin trong bà lại có sự "dũng cảm" lớn đến vậy.

Dẫn chúng tôi ra chuồng rắn rộng khoảng 20m2, chỉ vào những cái lồng hình vuông nhỏ có cửa sắt nhìn khá an toàn, bà cho biết ở đây có khoảng 100 con rắn hổ phì.

Bà bảo, cứ một năm là xuất được một lứa rắn rồi lại chăm nuôi tiếp lứa sau, cứ như vậy từ năm này qua năm khác.

Bà Hiền từ từ mở của chuồng cho chúng tôi chiêm ngưỡng một con hổ mang phì. Được nhìn tận mắt mới thấy hết vẻ đáng sợ của loài rắn độc này.

Cận cảnh những con rắn trong chuồng
Cận cảnh những con rắn trong chuồng.
Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc ở Vĩnh Phúc ảnh 3
Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc ở Vĩnh Phúc ảnh 4

Thấy có người tiến đến gần, con rắn dựng đứng lên, cổ phình to ra và phát ra tiếng phì phì đúng như tên gọi của nó, nghe mà rùng mình.

Ở làng này, con người từ khi cất tiếng khóc chào đời đã gắn bó với rắn, lớn lên coi rắn như là bạn, có khi còn “ăn ngủ” cùng rắn, vui buồn cùng rắn.

Nhà bà Hiền hiện tại đang nuôi gần 100 con rắn hổ mang phì, cứ rắn mẹ đẻ trứng rồi ấp khoảng 50 ngày lại nở ra rắn con.

Bà cho biết thêm, cứ 3 đến 5 ngày mới cho rắn ăn một lần, tùy vào thời tiết và thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, cóc, gà con hoặc vịt con…

Nói về sự nguy hiểm của loài rắn này, bà Hiền tâm sự: “Nuôi rắn phì không phải là dễ. Nó cũng như những con vật nuôi khác trong gia đình, có thể bị bệnh dịch. Nhất là những lúc cho ăn, không cẩn thận sẽ bị nó cắn hoặc phun nọc độc vào mắt.

Loại rắn phì này không giống như những loại khác, nọc của nó độc lắm. Ai mà bị nó cắn, không cấp cứu kịp thời chỉ 20 phút sau là thiệt mạng như chơi. Ở làng này, hầu như năm nào cũng có người bị chết vì rắn cắn”.

Hỏi về lí do tại sao bà vẫn giữ và đi theo cái nghề nguy hiểm này, bà bảo đây là truyền thống của làng từ bao nhiêu năm nay rồi, không dễ gì mà từ bỏ. Vả lại, ngoài làm ruộng, những lúc nhàn rỗi cũng chẳng biết làm gì, nuôi rắn còn kiếm thêm thu nhập.

Theo bà, rắn hổ mang có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất quý và hiếm, và còn là thức ăn bổ dưỡng. Giá bán trung bình từ 500.000-1.000.000 đồng/1kg, tùy theo giá cả từng năm.

Thức ăn là được cắt nhỏ, cho vào đĩa và thả xuống chuồng rắn. Cứ khoảng 3-5 ngày mới cho ăn 1 lần, tuỳ vào điều kiện thời tiết, nóng thì ăn nhiều hơn, lạnh ít bữa hơn.
Thức ăn là được cắt nhỏ, cho vào đĩa và thả xuống chuồng rắn. Cứ khoảng 3-5 ngày mới cho ăn 1 lần, tuỳ vào điều kiện thời tiết, nóng thì ăn nhiều hơn, lạnh ít bữa hơn.

Goá bụa vì “chăn con đặc sản”

Cạnh nhà bà Hiền là nhà chị Nguyễn Thị Yến (38 tuổi), cũng đã có hơn 10 năm “sống chung” với rắn.

Chị ngồi nói chuyện rất vui vẻ về cái nghề “tử thần” này: “Ở đây làm ruộng với nuôi rắn là hai nghề chính. Thu nhập bấp bênh lắm, tuỳ vào giá cả thị trường và thời tiết có thuận lợi không, nếu tốt thì được vài chục triệu/1 năm, không thì chỉ mong chỉ hoà vốn”.

Hỏi về những tai nạn nghề nghiệp dễ gặp phải, chị buồn rầu nhìn lên bàn thờ. Cách đây đúng một năm, chồng chị, anh Phùng Văn Long mất vì bị rắn cắn khi đang cho rắn ăn.

Anh mất khi còn khá trẻ, mới 39 tuổi, để lại cho chị ba đứa con thơ đang tuổi ăn học và bố mẹ già yếu. Nỗi đau còn đó, nhưng người phụ nữ này vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục nghề như đánh đổi sinh mạng đã gắn với mình suốt 10 năm nay.

Chị Yến buồn rầu kể về chuyện anh Long bị rắn cắn chết
Chị Yến buồn rầu kể về chuyện anh Long bị rắn cắn chết.

Quay lại câu chuyện, chị nói tiếp: “Làng này nhiều người cũng chết vì rắn cắn lắm, nặng thì mất mạng, không thì cũng mù mắt hay cụt ngón tay, bàn chân. Thậm chí cả phân của nó cũng rất độc, không may mà dính phải, phần da đó sẽ bị thối và phải cắt bỏ nếu quá nặng".

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều người phụ nữ nuôi rắn ở làng này. Dù là phái yếu, nhưng nghị lực và lòng dũng cảm của họ thật đáng khâm phục.

Chị Yến đang dọn phân ở chuồng rắn
Chị Yến đang dọn phân ở chuồng rắn.
1 con rắn hổ mang phì đang ở tư thế tấn công
1 con rắn hổ mang phì đang ở tư thế tấn công.

Họ đã chấp nhận cả những mất mát, đau thương và vẫn kế thừa, phát huy nghề truyền thống đặc biệt nguy hiểm có một không hai này.

Theo Phạm Anh
VietNamNet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.