Không để những chiến lược nằm trên giấy

Không để những chiến lược nằm trên giấy
TPO - Sáng 28/12, tại Hội nghị triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Kiên quyết không để những chiến lược, quyết định chỉ nằm trên giấy”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương chăm lo Tết cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương có kế hoạch triển khai cụ thể đối với chiến lược này thực hiện tại địa phương

Nói ít, làm nhiều

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Dân tộc, tôn giáo là vấn đề thời đại. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc. Trong quá trình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, mong rằng các địa phương sẽ nói ít, làm nhiều, quan tâm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể".

 Các địa phương cần quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, không để đồng bào thiếu cơm, đứt bữa trong dịp Tết .

Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Các địa phương cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò của người có uy tín, tuyên dương những gương sáng điển hình trong phong trào đại đoàn kết các dân tộc”. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt sự tham gia đồng thuận của bà con dân tộc và miền núi.

Phó Thủ tướng khẳng định tiền đề cơ bản với các mục tiêu cụ thể đặt ra lúc này cho công tác phát triển miền núi và dân tộc, là phát triển giáo dục, đào tạo và cán bộ; sau đó là các mục tiêu khác như y tế, văn hoá, xoá đói giảm nghèo và cơ sở hạ tầng khác….

Tuy nhiên, hiện công tác dân tộc nói chung và hệ thống chính sách dân tộc nói riêng còn nhiều hạn chế. Nhiều chính sách mang tình giải pháp tình thế, chưa mang tính chiến lược lâu dài, việc hoạch định chính sách dân tộc chưa bắt kịp yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu kiên quyết không để những chiến lược, quyết định chỉ nằm trên giấy. Các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách cụ thể, các chương trình mục tiêu, tránh chồng chéo, bất cập trong quá trình thực hiện. Các địa phương có kế hoạch triển khai cụ thể đối với chiến lược này thực hiện tại địa phương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Giàng Seo Phử cho biết, Chiến lược xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, nhanh, bền vững, đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giảm dần vùng đặc biệt khó khăn, từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.

Còn Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng tình hình phát triển chưa tương xứng giữa dân trí và các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy từ nay đến 2020, cần chuyển biến về tổ chức thực hiện, xây dựng, phát huy mô hình kết nghĩa giữa đồng bào Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

9 nhiệm vụ của Chiến lược và Chương trình hành động Công tác dân tộc đến năm 2020

1. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số;

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; củng cố an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

3. Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo đồng bào vùng dân tộc thiểu số;

4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số;

5. Phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ;

6. Bảo tồn, phát triển văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số;

7. Tập trung đầu tư phát triển địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số; 8. Đảm bảo nước sinh hoạt, môi trường sống vùng dân tộc thiểu số;

9. Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận sáp nhập huyện, xã như thế nào?
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận sáp nhập huyện, xã như thế nào?
TPO - Để đảm bảo sự thống nhất, đồng thuận về tên gọi mới khi sáp nhập, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri, người dân, thời gian từ ngày 25/4 đến ngày 4/5. Còn tỉnh Bình Thuận sẽ có 17 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố, thị xã có liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính.