Ám ảnh những cung đường đen

Một vụ TNGT chết người xảy ra trên quốc lộ 51 đoạn qua TP Biên Hòa
Một vụ TNGT chết người xảy ra trên quốc lộ 51 đoạn qua TP Biên Hòa
TP - Là địa phương cửa ngõ vào TPHCM theo trục đường Bắc- Nam, Đồng Nai có 3 tuyến quốc lộ đi qua là 1A, 20 và 51 với trên 170 ngàn lượt phương tiện qua lại mỗi ngày. Phương tiện tham gia giao thông mỗi năm tăng nhanh, trong khi hệ thống giao thông tại Đồng Nai kém phát triển và đang xuống cấp.

Đây là nguyên nhân khiến Đồng Nai trở thành địa phương có số vụ tai nạn giao thông cao hàng đầu cả nước.

Một vụ TNGT chết người xảy ra trên quốc lộ 51 đoạn qua TP Biên Hòa
Một vụ TNGT chết người xảy ra trên quốc lộ 51 đoạn qua TP Biên Hòa.

Một km đường gánh 0,053 vụ tai nạn

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai (Ban ATGT ĐN), năm 2010, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 988 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 332 người, bị thương 1.287 người. So với cả nước, Đồng Nai đứng vào hàng đầu về tình hình TNGT.

Phân tích của Ban ATGT ĐN cho thấy, cứ 10.000 đầu xe cơ giới gây ra 2,8 vụ tai nạn làm 1,6 người chết và 2,2 người bị thương và cứ 1km đường bộ qua địa bàn Đồng Nai xảy ra 0,053 vụ tai nạn làm 0,048 ngươì chết. Và số vụ TNGT chủ yếu tập trung trên cung đường đen tuyến quốc lộ 1A, 20 và 51. Trong đó, tuyến Quốc lộ 1A Bắc- Nam xảy ra nhiều vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người nhất qua mỗi tháng.

Ghi nhận của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh cho thấy, mật độ xe lưu thông trên tuyến đường rất cao, phần lớn các vụ tai nạn chết người đều do xe ô tô và xe máy lấn tuyến vượt ẩu, chạy quá tốc độ gây ra.

Mặt khác, trên tuyến đường có quá nhiều đường hẻm, đường dân cư đấu nối với quốc lộ một cách tùy tiện nên đã xảy ra nhiều vụ TNGT và thường xuyên gây ùn tắc giao thông.

Đáng lo nhất hiện nay là tuyến quốc lộ 51 từ Biên Hòa đến Vũng Tàu. Quốc lộ này đang trong giai đoạn sửa chữa, nâng cấp và mở rộng, nhưng đơn vị thi công không thực hiện đúng quy định về đảm bảo an toàn giao thông nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người.

Tương tự, quốc lộ 20 tuyến Đồng Nai – Lâm Đồng cũng đang là nỗi lo về an toàn giao thông, khi hiện nay tuyến đường này đã quá chật hẹp và đã xuống cấp khi mặt đường nhiều nơi bị nước mưa gây xói mòn, sạt lở rất nguy hiểm.

Một điều nghịch lý là tuyến đường này mỗi lần được nâng cấp là mặt đường bị bóp lại và đây là tuyến đường không hề có làn đường riêng cho các phương tiện dẫn đến xe ô tô, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ đều đi chung một phần đường.

Những dự án dậm chân tại chỗ

Thượng tá Huỳnh Tiến Mạnh, Trưởng phòng CSGT Công an Đồng Nai cho rằng nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu là ý thức của người tham gia giao thông, nhưng hạ tầng giao thông cũng là nguyên nhân dẫn đến TNGT.

Ông Dương Danh Quý, Chánh Văn phòng Ban ATGT ĐN cũng nhận định các nguyên nhân dẫn đến TNGT nhiều trên địa bàn Đồng Nai trước hết do người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm pháp luật. Thực tế cho thấy, nơi nào ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông thì nơi đó mới giảm số vụ TNGT.

Ông cũng cho rằng, hạ tầng giao thông của Đồng Nai vừa thiếu vừa yếu, tải trọng cầu đường hiện nay không tương ứng tải trọng xe, dẫn đến cầu cống đường sá xuống cấp, mất an toàn giao thông.

Thực tế cho thấy, lượng xe lưu thông qua địa bàn Đồng Nai hằng năm tăng đột biến. Sau hơn chục năm đưa ra dự án đường tránh TP Biên Hoà, mãi đến năm 2010, dự án này mới được khởi công, nhưng hiện nay vẫn đang ì ạch do vướng giải phóng mặt bằng.

Dự án đường cao tốc TPHCM- Biên Hòa- Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai được khởi công từ tháng 4- 2010, nhưng hiện nay vẫn đang gặp vướng mắc do chưa bàn giao được mặt bằng. Dự án đường giao thông đã vậy, thì các dự án cầu qua sông Đồng Nai cũng không mấy sáng sủa.

Với áp lực lượng xe lưu thông lớn, nhưng tỉnh Đồng Nai chỉ có 3 cây cầu trên các tuyến đường về TPHCM là cầu Đồng Nai, cầu Hoá An và cầu đường sắt đường bộ hỗn hợp là cây cầu Ghềnh. Mãi đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai có thêm cầu Đồng Nai mới khi địa phương này kêu cứu về nguy cơ cầu Đồng Nai có thể sập. Tuy nhiên, sau gần 1 năm hoàn thành, cầu Đồng Nai mới vẫn chưa có đường dẫn lên cầu mà phải ké đường dẫn của cầu Đồng Nai cũ.

Nói về việc phát triển hệ thống giao thông qua địa bàn Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai cho biết, trên địa bàn Đồng Nai hiện có nhiều dự án giao thông đang được triển khai xây dựng do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Bao gồm: QL51 mở rộng, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; QL1A đoạn tránh Biên Hòa và sắp tới sẽ khởi công đường cao tốc Long Thành - Vũng Tàu...

Tuy nhiên, các dự án nêu trên thực hiện đều không đạt kế hoạch đề ra, gây bức xúc dư luận. Nguyên nhân cơ bản là công tác giải phóng mặt bằng chậm, vướng mắc, nhất là việc phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương chưa được tốt.

Theo Sở GTVT, giao thông đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, các dự án lớn đều do cấp Bộ làm chủ đầu tư và khó khăn về vốn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.