Ăn chặn tiền tết của dân nghèo: Khó xử lý

Ăn chặn tiền tết của dân nghèo: Khó xử lý
TP - Kết thúc đợt kiểm tra đột xuất tình trạng chia tiền ăn Tết Kỷ Sửu cho người nghèo, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ khó phân biệt sai phạm để có thể xử lý theo luật.
Ăn chặn tiền tết của dân nghèo: Khó xử lý ảnh 1
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp.

"Cái sai cơ bản ở nhiều nơi chính là xác định hộ nghèo không đúng. Chuẩn nghèo đã chi tiết nhưng cách bình chọn hộ nghèo còn xuê xoa. Qua việc này, chúng tôi kiến nghị, từ sang năm trở đi, việc bình xét hộ nghèo sẽ phải chính xác hơn"- Trao đổi với Tiền Phong về kết quả kiểm tra một số địa phương thực hiện hỗ trợ hộ nghèo đón Tết, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp nói.

Bộ Tài chính vừa cử cán bộ bất ngờ tới một số địa phương, thôn bản để nắm tình hình hỗ trợ hộ nghèo đón Tết. Ông có thể cho biết một số thông tin mới?

Bốn đoàn kiểm tra của bộ đến nhiều địa phương (một đoàn đi Nghệ An, Sóc Trăng; một đoàn đi Nam trung bộ, Tây Nguyên; một đoàn đi Hà Tĩnh, Quảng Bình; một đoàn đi Bắc Giang, Lạng Sơn).

Ăn chặn tiền tết của dân nghèo: Khó xử lý ảnh 2 Cũng có trường hợp (ở Lạng Sơn), cán bộ đến tận nơi chứng kiến, cả thôn 42 hộ thì cả 42 đều nghèo thật, đến nhà trưởng thôn cũng chẳng có gì Ăn chặn tiền tết của dân nghèo: Khó xử lý ảnh 3- Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp nói.

Kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện những nơi làm sai mà còn nhằm phát hiện cả những nơi làm tốt và nghe góp ý của bà con về cách làm để rút kinh nghiệm cho lần sau.

Nhiều nơi có cách làm hay. Ví như ở nhiều xã, cho mời người nghèo lên xã, sau đó các ban ngành tổ chức chúc tết rồi chia tiền cho họ nhận luôn; có nơi một đoàn lãnh đạo xã, thôn, đảng ủy đến nhà người nghèo để chúc tết rồi phát tiền.

Còn mặt chưa được đúng là thiên hình, vạn trạng. Có nơi người nghèo nhưng không được là hộ nghèo do địa phương thích bệnh thành tích; có địa phương để sót đối tượng nghèo do các cháu dưới sáu tuổi và các cụ già không cần bảo hiểm y tế nên quên không phát; có người thuộc hộ nghèo đi vắng, tiền chỉ phát cho người có nhà; nhiều trường hợp trừ tiền hộ nghèo còn nợ, trừ khoản đóng quỹ thôn; có thôn đề nghị mỗi hộ nghèo được phát tiền giữ lại 100 ngàn đồng để ăn tết chung.

Hướng xử lý sai phạm sẽ thế nào, thưa ông?

Nếu đúng là tham ô thì phải xử lý. Cái khó hiện nay là làm thế nào để phân biệt sai phạm đó do cố tình hay không. Có thôn đang giữ lại 20-30 triệu đồng nói rằng họ phát một nửa trước tết, còn để dành sau tết; có xã cả ba trưởng thôn đều giữ lại một ít như thế, bây giờ quy họ tội tham ô hay  tội gì?

Hoặc ví như có thôn tất cả đảng viên họp lại, đề nghị phân biệt lại đâu là hộ nghèo, không nghèo để phát tiền. Về chính sách họ không sai, nhưng cái sai chính là xác định hộ nghèo không đúng.

Trước đây, do không có chính sách đến tận tay người nghèo (như hỗ trợ tiền tết) nên người ta bình chọn không kỹ, còn xuê xoa. Đây cũng là cái gốc dẫn đến việc phát tiền tết sai đối tượng. Trong lần báo cáo Thủ tướng tới đây, chúng tôi sẽ đề nghị trong năm tới, việc bình xét hộ nghèo phải rõ ràng, chính xác và chuẩn hơn.

Vấn đề là cố tình làm sai

Từ thực tế như vậy, đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính rút ra điều gì ?

Chưa có một chính sách nào lại cụ thể, rõ ràng như việc hỗ trợ hộ nghèo ăn tết. Mức hỗ trợ rất rõ ràng, cụ thể. Vấn đề là người ta cố tình làm sai. Tại một số địa phương xảy ra việc làm tùy tiện, xét cho đến cùng, cũng do năng lực cán bộ cơ sở còn yếu về nhận thức, đặc biệt  là việc tuân thủ chủ trương của Chính phủ.

Vấn đề đặt ra nữa là cần thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đến nhân dân. Liên quan đến cơ quan trung ương, cần tăng cường kiểm tra giám sát ngay từ khi bắt đầu thực hiện. Sang năm, chúng tôi  sẽ cử đoàn đi kiểm tra ngay; có thể chỉ đi được vài tỉnh nhưng, sau đó, sẽ lấy kinh nghiệm từ địa phương làm tốt để nhân rộng ra.

Cảm ơn ông!

Khánh Huyền
Thực hiện

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.