Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt với tội phạm tham nhũng

Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt với tội phạm tham nhũng
TP - Hôm nay (6/11), Quốc hội thảo luận về Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự. Theo ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Dự thảo luật trình Quốc hội lần này đã cụ thể hóa quy định về việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội tham nhũng, nhằm tăng khả năng điều tra và thu hồi tài sản của “quan tham”.

Ghi âm, ghi hình bí mật

Việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt sẽ tạo ra hiệu quả gì trong công tác phòng chống tham nhũng, cũng như việc thu hồi tài sản, thưa ông?

Theo Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sẽ áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội về tham nhũng, rửa tiền, ma túy, khủng bố… Những loại tội trên hiện nay rất nguy hiểm, chúng có muôn vàn cách để che giấu, xóa dấu vết tội phạm, cũng như tẩu tán tài sản. Cho nên nếu vẫn áp dụng cách điều tra thô sơ như hiện nay khó mà hiệu quả.

Mình đi làm công chức cả ngày thế này được một hai trăm nghìn thôi. Nhưng có kẻ lại chấp nhận ngồi tù vài năm để rồi sau khi mãn tù có trong tay đến hàng trăm tỷ. Do đó, việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng là hết sức cần thiết.

ĐB Đỗ Văn Đương.

Vấn đề đấu tranh với tội phạm tham nhũng không chỉ là trừng phạt, mà còn là ở câu chuyện thu hồi tài sản để làm sao ngăn được tình trạng “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Thực tế cho thấy, đây đang là khâu yếu của chúng ta trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Có nhiều vụ tham nhũng rất lớn, nhưng khi thu hồi tài sản thì không được, vì bị tẩu tán, chuyển hóa hết rồi. Đây là vấn đề mà nhân dân và dư luận rất bức xúc. 

Mình đi làm công chức cả ngày thế này được một hai trăm nghìn thôi. Nhưng có kẻ lại chấp nhận ngồi tù vài năm để rồi sau khi mãn tù có trong tay đến hàng trăm tỷ. Do đó, việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng là hết sức cần thiết.

Những biện pháp điều tra nào được xác định là biện pháp điều tra đặc biệt?

Có rất nhiều biện pháp như ghi âm, nghe điện thoại… Khi một vụ án hay một vụ tham nhũng xảy ra, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt mà nghi phạm không thể biết như: Khám xét bí mật, ghi âm ghi hình bí mật, thu giữ tài liệu bí mật... Đấy là cơ sở để chuyển hóa thành chứng cứ, và nhờ đó cơ quan điều tra mới ra lệnh phong tỏa tài sản của đối tượng có hành vi phạm tội.

Khi thực hiện các biện pháp đó, cơ quan điều tra có thể sử dụng đường truyền, phối hợp với nhà mạng. Hay như việc thu giữ điện tín phải có sự phối hợp của bưu điện, tổ chức làm dịch vụ chuyển phát bưu điện…

Chống lạm quyền

Biện pháp điều tra đặc biệt ảnh hưởng đến quyền của công dân. Vậy có giải pháp để ngăn chặn việc “lạm dụng” quy định đó, thưa ông?

Việc áp dụng biện pháp này rất chặt chẽ. Trong Dự thảo Bộ luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị chỉ thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên mới có quyền quyết định áp dụng biện pháp này. Đồng thời, quyết định đó phải được Viện KSND cấp tỉnh phê chuẩn. Quy định như thế để tránh tình trạng lạm dụng, lợi dụng để gây mất đoàn kết, trả thù nhau, bôi nhọ, vu khống nhau. Ví dụ bây giờ ông là người bị nghi, trong quá trình đi công tác, giao dịch mà suốt ngày bị theo dõi thì không làm ăn được, bởi nó còn liên quan đến đời tư, bí mật gia đình, cá nhân. Chúng ta mở  đường để cho cơ quan điều tra đấu tranh chống tội phạm nhưng phải tôn trọng quyền công dân.

MỚI - NÓNG