Bản tin 8H: Hòa Bình xin đổi đất lúa xây khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ

Di tích chùa Tiên tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy - ảnh: Báo Hòa Bình
Di tích chùa Tiên tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy - ảnh: Báo Hòa Bình
TPO - UBND tỉnh Hòa Bình vừa có Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng 47,67 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Theo NLĐ, UBND tỉnh Hòa Bình vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án Khu du lịnh sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Theo Tờ trình của UBND tỉnh Hòa Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh ký, địa phương này đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng 47,67 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực hiện dự án nêu trên, do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Theo hồ sơ, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.038 tỉ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là hơn 455 tỉ tỉ đồng (chiếm 15 % tổng số vốn), phần còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Dự án được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11/2016.


Triều cường dâng cao, người phụ nữ tử vong do lao xe xuống hồ. Theo tin từ TTXVN, khoảng gần 21h ngày 1/10, lực lượng chức năng  thành phố Cần Thơ đã lặn tìm thấy thi thể bà Lê Thị K.T (sinh năm 1969, ngụ tại khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều) dưới hồ Búng Xáng sau gần 2 giờ mất tích. Trước đó, khoảng 18h30 cùng ngày, bà T. từ trong nhà điều khiển xe máy BKS 65B1-011.76 đi ra đường, dọc bờ hồ Búng Xáng. Thời điểm đó, đường ngập nước do triều cường, bà T. không phân biệt được phương hướng nên lao xe máy thẳng xuống hồ nước rồi mất tích.


Xe máy chở ba tông vào ô tô tải đang đỗ, chú và cháu ruột tử vong. khoảng 22h30 đêm ngày 1/10, khi ô tô tải BKS 73C - 031.16 (chưa rõ danh tính người điều khiển) đang đỗ bên phải đường mòn Hồ Chí Minh hướng Nam – Bắc, đoạn qua địa phận tổ dân phố 8, thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) để tài xế ăn cơm, xe máy Exciter không có BKS chở ba người chạy cùng chiều đâm vào phía sau bên phải ô tô tải. Cú đâm mạnh khiến anh Nguyễn Xuân Liệu (SN 1974) và Nguyễn Thế Anh (SN 1995) tử vong tại chỗ; anh Dương Văn Tuấn (SN 1995, đều trú tại xóm 9, xã Hương Lâm, Hương Khê) bị thương được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch; xe máy bị hư hỏng. Được biết, 2 nạn nhân tử vong tại chỗ là chú cháu ruột.


Ngày 1/10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh họp và cho ý kiến về Đề án sắp xếp, sáp nhập TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ. Theo Đề án sắp xếp, sáp nhập TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ sẽ nhập toàn bộ 843,54km2 diện tích tự nhiên, dân số 51.003 người của huyện Hoành Bồ với toàn bộ 275,58km2 diện tích tự nhiên và dân số 249.264 người của TP Hạ Long. Tên gọi của đơn vị hành chính mới là TP Hạ Long với diện tích 1.119,36km2, quy mô dân số 300.267 người. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 33 đơn vị cấp xã, bao gồm toàn bộ 20 phường thuộc TP Hạ Long, thị trấn Trới và 12 xã thuộc huyện Hoành Bồ. Đối với thị trấn Trới, đề nghị nâng cấp lên phường để đảm bảo theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Sau khi thực hiện sáp nhập, đơn vị hành chính TP Hạ Long mới sẽ là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.


Ô nhiễm không khí Hà Nội sẽ được cải thiện từ ngày mai (3/10). Theo TS Dư Đức Tiến, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày mai, (khoảng từ ngày 03 đến 06/10), tại Bắc Bộ hình thành vùng hội tụ gió ở mực 1500m và khoảng từ ngày 05/10 có khả năng lưỡi áp cao lục địa được tăng cường yếu trở lại. Do đó từ ngày 03 đến 06/10 Bắc Bộ sẽ chuyển nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Thủ đô Hà Nội chuyển sang hình thái thời tiết nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ 24-33 độ. Với điều kiện thời tiết như trên, khả năng gây ra hiện tượng nghịch nhiệt sẽ tiếp tục đến hết hôm nay (2/10). Từ ngày mai (3/10), hiện tượng nghịch nhiệt kết thúc, chất lượng không khí được cải thiện. (XEM CHI TIẾT)


Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ về tình hình phối hợp và thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Hà Nội sáng 1/10, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết với việc chậm đưa vào sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thành phố đang phải “gánh” hệ lụy không nhỏ. Theo ông Chung, tuy dự án chưa bàn giao cho Hà Nội tiếp quản vận hành nhưng từ năm 2018 đến nay mỗi năm thành phố Hà Nội đã phải trả khoảng 300 tỷ đồng lãi vay. Cùng với đó, thành phố đã tuyển khoảng 1.000 nhân viên, cán bộ để vận hành, 2 năm qua thành phố đang phải trả lương đều hàng tháng cho số nhân viên, cán bộ này. (XEM CHI TIẾT)

MỚI - NÓNG