Bão biển đã qua, bão lòng còn mãi

Bão biển đã qua, bão lòng còn mãi
TPO - Những giờ phút này, không khí tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thật tang tóc. Có khá nhiều người đi biển mất tích ở cả 4 thôn của xã này. PV TPO có mặt và viết về nỗi đau của miền quê nghèo khó vừa có dấu hiệu thay da đổi thịt này.

Về nơi có đông nhất người đi biển mất tích trong cơn bão số 1:

Bão biển đã qua, bão lòng còn mãi  

Bữa cơm trên nong tre, cơn gió không đủ lay hàng dương trước sân nhà, nhưng hạt cơm thì  đã lấm cát.

Khoai Trà Đoá nổi tiếng khắp xứ, vỏ trắng, củ to hay nhỏ cũng đều bở rỡ và ngọt lự, nhất những củ già, mùi hương bay xa khiến người khắp nơi đi chợ hay tìm mua.

Khoai độn cơm hoặc luộc không chấm với mắm cá còn nguyên con, mặn chằng, dầm ớt cay sè nghèn  nghẹn, là bữa ăn phụ mà chính, vì nó làm cho những dạ dày ở biển quen ăn nhiều, no được lâu. 

 Cái tên Bình Minh một thời gắn với nghèo khó, bởi biển giả thất thường. Quên nghèo duy trì nghề biển từ bao đời nay chủ yếu bằng thúng, gọi là thúng chai, lớn cỡ... 3-4 người lên là chật chỗ. 

Thúng chỉ cho phép đi câu ven bờ. Ngay cả khi đã có thuyền lớn Nhà nước đầu tư đánh bắt xa bờ thì đi câu bằng thúng chai vẫn được nhiều gia đình duy trì, thế nên chỉ đủ cho ba bữa cơm.

Phụ nữ Bình Minh tầm 15-17 tuổi đã phải mưu sinh nhọc nhằn bằng đôi chân trần.Với đôi quang gánh, họ đi vài ba ngày sau mới trở về, gọi là đi nguồn.

3 giờ thành lệ, cả nhà trở dậy ăn cơm, mấy con cá nhỏ kho nghệ, nước lõng bõng hoặc chén mắn cái nhưng trẻ con cũng làm vài ba chén. Sau đó, đàn ông  vác lưới, tay chèo ra biển.

 Đàn bà thì gánh những gánh cá đã được ướp kỹ, hoặc đã luộc chín, nước mắm... lên các vùng quê miền núi. Hoàn toàn đi bộ, ngày nào họ cũng trải qua 30-40 cây số, sẫm tối về tới nhà, trên gánh là những bao gạo, bao đậu đổi hoặc mua rẻ từ gốc...

Nghèo nhất, lạc hậu nhất là dân miền biển. Bọn trẻ đi học ngại giới thiệu mình ở biển, bởi cái tiếng nghèo đã đeo đuổi xứ chúng từ bao đời nay.

 Nhưng bây giờ khác xa  rồi. Bình Minh đã trở mình, trỗi dậy như có chiếc đũa thần kỳ. Đời sống khấm khá lộ rõ từ những nếp nhà, cách ăn mặc, đi đứng của bọn trẻ. Nhiều gia đình đổi đời, phất lên nhanh chóng như là trúng số độc đắc.

Nghề câu mực đã đem lại sự kỳ diệu ấy. Kể về cái nghề này nghe thì rất sợ. Thuyền lớn đưa người ra khơi, đi càng xa càng trúng. Đến nơi, 2-3 người được thả xuống một thúng chai. Mỗi nhóm phải trụ vài ngày, thức thâu đêm, đến cả chớp mắt cũng dè sẻn bởi sợ lỡ mất con mồi lớn. Đó chính là lý do vì sao người đi biển, đặc biệt câu mực nào mắt cũng đỏ au như miếng tiết.

 Giữa đại dương mênh mông, xalạ, những chiếc thúng chai nhỏ bé, chông chênh như hạt cát giữa sa mạc. Sự sống con người thì ngàn cân treo đầu sợi tóc.

Anh Nguyền Văn Dưỡng người có thâm niên câu mực vào loại nhất nhì xứ, kể: “Nhiều con sóng lớn bất chợt đẩy thúng ngã nhào. Người trên tàu cũng chỉ biết nhìn theo vô vọng bởi biết không thể cứu được. Ai xui nấy chịu. Chỉ còn biết phó thác cho trời”.

Dân câu mực vẫn biết theo nghề này “một xanh cỏ, hai đỏ ngực”. Mỗi cuộc trở về là một cuộc thoát vòng sinh tử. Bởi thế trước ngày đi, họ bao giờ cũng phải có những lễ nghi cúng bái, kiêng cử rất dữ.

Bù lại. đồng tiền mang về cũng rất lớn. Thường một cục ít nhất 5-7 triệu (1 người, đi 1 tháng). Những khuôn mặt sạm nắng gió, da dẻ nồng mùi biển, mắt đỏ ngầu trợn ngược vì thức trắng luôn trở về trong sự đón chào nồng nhiệt không chỉ của gia đình. Bàn tay chai sần nhưng đầy tự tin đưa cho vợ những cục tiền còn nặng mùi cá mực.

Vội vã và kín đáo, những người vợ cầm sấp tiền chồng đưa, các con ùa theo và họ cùng đếm, cùng xuýt xoa theo những đồng xanh đỏ. Hàng quán, xóm thôn rộn rã tưng bừng những ngày trăng sáng, người câu mực trở về hưởng thụ cùng gia đình sau một tháng kham khổ, căng óc đối phó với tử thần... Đó là tất cả hạnh phúc chỉ nghề câu mực mới có được.

Cùng với nghề này, xuất hiện những  từ ám chỉ rất lạ. Muốn nói tiêu hoang phí,  thì nói “xài như câu mực”,  “ăn chơi như câu mực”, “quậy như câu mực”...

Chao. Biển rộng rãi biết bao. Và cũng nghiệt ngã biết bao.  Cơn bão số 1 chỉ như một vết xước lên đất liền, ngờ đâu là đại hoạ với những con tàu hút ngoài khơi xa.

Cả tuần nay, Bình Minh như một gia đình chịu tang, tiếng sóng ầm ào sát rạn và cả từng đoàn xe khắp nơi đổ về cũng không át nổi tiếng than khóc của những người mất chồng, mất cha, mất con.

Đau xót quá. Bình Tân, Bình Tịnh... mừng chưa được bao lâu với  nghề đã giúp họ vượt qua đói nghèo. Có những mái nhà dở dang, chờ lần này cha trở về thêm tiền sẽ hoàn thành. Nhưng cha đã không bao giờ  về nữa.

 Bà Học nằm phủ phục, 2 anh em chúng nó sao không  trở về. Bà lao ra bờ biển quê, gọi đã khản tiếng nhưng nơi xa các con nào nghe thấu. Anh Châu một thời lang bạt trở về quê hương mới tìm được tổ ấm. Đứa con trai duy nhất biển cũng đã cướp mát rồi. Và bao gia đình khác nữa, cả cha và những đứa con trai đều chung số phận...

Không còn nữa cho họ, nhưng ngư dân không về trong cơn bão số 1 những bữa cơm độn khoai đạm bạc trên nong tre đượm cát. Quê hương Bình Minh đang gồng mình chờ những đứa con trở về lòng đất mẹ. Miền cát trắng với những cơn nồm tháng 5 không thể nào quên những ngày tang thương này. 

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.