Bảo hiểm y tế: Người nghèo đang bao cấp... người giàu

Bảo hiểm y tế: Người nghèo đang bao cấp... người giàu
TP - Báo cáo giám sát mới nhất của Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết, ước tính năm 2007, số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có 40 triệu người (tăng 17% so với năm 2006 và chiếm 48% dân số).

Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, số người tham gia BHYT chiếm 70% - 75% dân số. Ước tính số thu BHYT đến cuối  năm 2007 là 7.000 tỷ đồng (tăng khoảng 56% so với năm 2006).

Dự kiến năm 2007, có 75 triệu lượt người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh, tăng 15% so với năm 2006 (khoảng 65 triệu lượt người). Hiện người đã được BHYT chi trả hàng trăm triệu đồng để khám chữa bệnh hiểm nghèo.

Nợ đọng 2.156 tỷ đồng bảo hiểm xã hội trên cả nước

Theo báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn đang tồn tại ở không ít các đơn vị sử dụng lao động: đến tháng 9/2007, số nợ đọng và chậm đóng BHXH đã là 2.156 tỷ đồng.

Một số địa phương có các đơn vị nợ đọng BHXH với số tiền khá lớn như: thành phố Hà Nội có 58 đơn vị nợ trên 500 triệu/đơn vị; TPHCM có 39 doanh nghiệp nợ trên 2 quý tiền BHXH với tổng số tiền là 39,01 tỷ đồng (bình quân trên 1 tỷ/1 đơn vị). 

Q.Đ

Tuy nhiên, vẫn có tình trạng một số tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, chưa có đủ trang thiết bị y tế hiện đại nên chi phí khám, chữa bệnh ít hơn các tỉnh có điều kiện kinh tế khá, do vậy thường kết dư Quỹ BHYT, song lại không được sử dụng số kết dư đó cho nhân dân địa phương mà do quỹ trung ương quản lý và quyết định.

Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng đó là tình trạng “bao cấp ngược của người nghèo cho người giàu”. Chẳng hạn, năm 2006, trong khi Quỹ khám chữa bệnh  ở TPHCM bị hụt 289 tỷ đồng, Bình Định hụt 50 tỷ, Bắc Giang hụt 27 tỷ thì tại Hậu Giang Quỹ BHYT vẫn kết dư 3 tỷ, Gia Lai  kết dư 5 tỷ , Yên Bái kết dư 4,2 tỷ đồng.

Vấn đề đáng lo ngại nhất là: Quỹ BHYT ngày càng tăng, nhưng BHYT vẫn mang nặng tính bao cấp của Nhà nước (Nhà nước mua BHYT cho  khoảng 50% tổng số đối tượng với mệnh giá thấp).

Chính phủ quy định mệnh giá mua BHYT cho người nghèo là 50.000 đồng/thẻ, từ năm 2005 nâng lên 70.000 đồng/thẻ, năm 2006, đã nâng lên 80.000 đồng/thẻ và kế hoạch năm 2007 là 130.000 đồng/thẻ.

Từ năm 2006 khi các tỉnh thực hiện đồng loạt mua BHYT cho người nghèo, mở rộng BHYT tự nguyện nhân dân, bỏ quy định cùng chi trả 20%, đồng thời mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT, kể cả dịch vụ y tế kỹ thuật cao là nguyên nhân gây bội chi Quỹ BHYT quá lớn. 

Theo Nghị định 63/2005, BHYT tự nguyện được mở rộng với những quy định khá lỏng, kết quả là số người mua BHYT tự nguyện tăng nhanh, nhưng tập trung vào người già và người thường xuyên bị bệnh.

Theo quy định BHYT tự nguyện, nếu đăng ký 10% số thành viên sẽ được tham gia BHYT tự nguyện, thực tế ở nhiều nơi khi đăng ký là 10%, nhưng đến khi mua chỉ có 2-3% dân số mua BHYT, mà chủ yếu là người ốm; hoặc có những người mua BHYT tự nguyện cho 15-20 thân nhân, nhưng chủ yếu là những người ốm... 

Vì thế, riêng năm 2006 Quỹ BHYT bội chi gần 1.620 tỷ đồng, trong đó trên 50% bội chi do BHYT tự nguyện nhân dân (900 tỷ đồng). Nếu tính cả dự kiến chi năm 2007 thì trong giai đoạn này phải sử dụng hết số tiền tích lũy của Quỹ BHYT trong 12 năm thực hiện BHYT trước đó, nhưng vẫn mất cân đối, thu không đủ chi.

Trước thực trạng bội chi Quỹ BHYT trong 2 năm qua, các cơ quan buộc tạm dừng phát hành mới thẻ BHYT tự nguyện để điều chỉnh lại chính sách tránh cho quỹ BHYT tiếp tục thâm hụt.  

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.