Bão số 7 suy yếu thành áp thấp, gây mưa

Bão số 7 suy yếu thành áp thấp, gây mưa
TPO– Ngày  15/8, dự báo bão số 7 (tên quốc tế Utor) đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó suy yếu thành áp thấp. Đến 16/8, vùng áp thấp này sẽ gây mưa ở Miền Bắc nước ta.

Bão số 7 suy yếu thành áp thấp, gây mưa

> Từ 16/8, miền Bắc mưa lớn
> Bão số 7 gây mưa lớn ở miền núi phía Bắc

TPO– Ngày  15/8, dự báo bão số 7 (tên quốc tế Utor) đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó suy yếu thành áp thấp. Đến 16/8, vùng áp thấp này sẽ gây mưa ở Miền Bắc nước ta.

Ngày mai 15/8 bão số 7 - bão Utor suy yếu thành áp thấp
Ngày mai 15/8 bão số 7 - bão Utor suy yếu thành áp thấp.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 19 giờ ngày 14/8, vị trí tâm bão ở khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc, 111,4 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.

Đến 19 giờ ngày 15/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc, 109,0 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông đêm nay còn có gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.

Từ ngày 16/8, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa vừa, mưa to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Dự báo chi tiết các vùng ngày 15/8:

Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 33 – 36 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió tây bắc đến tây cấp 2 - 3. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 – 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 33 – 36 độ C.

Hà Nội: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió tây bắc đến tây cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 – 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 33 – 36 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24 – 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 31 – 34 độ C.

Tây Nguyên: Mây thay đổi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, ngày nắng. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21 – 24 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Nam Bộ: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ : 30 – 33 độ C.

Thanh Hà

Các tỉnh miền Bắc chuẩn bị đương đầu bão số 7

Hiện nay, các địa phương ở phía Bắc đang gấp rút chuẩn bị các biện pháp chủ động ứng phó với bão số 7 đang diễn biến phức tạp.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bão số 7. Huyện Tiên Yên chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ các khu vực xung yếu trên địa bàn như các tuyến đê và điểm neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, các đầm nuôi trồng thủy sản; kêu gọi 370 chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh, trú bão; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lực lượng phòng chống bão; triển khai phương án di dời 19 hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

Thành phố Móng Cái lập 4 đoàn công tác đi kiểm tra tại các địa bàn các xã phường từ chiều 13/8, kiểm tra các khu vực xung yếu như: đê điều, hồ đập thủy lợi, đầm nuôi trồng thủy sản, điểm neo đậu tàu thuyền trên sông, các khu dễ bị sạt lở; đôn đốc các xã chủ động phương án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Trong các khu đô thị, tiến hành chặt tỉa cành cây, kiểm tra các điểm dễ xảy ra ngập úng để có biện pháp chống úng ngập kịp thời. Các lồng bè nuôi thủy sản, các tàu thuyền được yêu cầu về nơi neo đậu an toàn trước 16 giờ ngày 14/8.

Đến chiều 14/8, 1.242 tàu thuyền đã về nơi neo đậu an toàn. 1.860 tàu vận chuyển hàng hóa trên sông Ka Long, Bắc Luân thường xuyên được thông báo tình hình diễn biến cơn bão. Xã Hải Xuân tổ chức lực lượng tiếp tục gia cố đoạn xung yếu đê Lò Vôi với chiều dài 200m…

Tại huyện Hải Hà, toàn bộ tàu thuyền của huyện đã vào trú bão an toàn tại các điểm tránh trú bão ở Hải Hà, Cô Tô, Móng Cái, Vân Đồn và Nghệ An.

Huyện cũng yêu cầu 65 hộ dân có chòi nuôi nghêu không được đưa lao động ra làm việc; chằng chống 337 ngôi nhà yếu; xây dựng phương án di dời 21 nhà có nguy cơ sạt lở trên địa bàn.

Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương cử lực lượng canh phòng, cảnh báo người dân không đi qua sông suối, đề phòng lũ cuốn trôi; có phương án bảo vệ các ao, hồ nuôi trồng thủy sản; lên phương án di dời các hộ dân có nguy cơ bị ngập lụt do lũ, kết hợp triều cường tại những vị trí thấp, khu vực ven sông; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ, sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 7.

Theo dự báo, hoàn lưu của bão có thể sẽ gây mưa lớn và nguy cơ lũ lớn trở lại trên hệ thống sông Cầu, sông Công. Để giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Ban chỉ huy các huyện, thành phố, thị xã và các sở, ban, ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại công trình đê điều, hồ, đập và vùng hạ du.

Đối với công trình Hồ Núi Cốc, các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc vận hành điều tiết hồ chứa đúng quy trình, thống nhất kế hoạch xả lũ, đảm bảo an toàn hạ du. Một số địa bàn chủ động di dời dân ở các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, núi, bãi thải các hầm, mỏ khai thác khoáng sản, các ngầm qua sông suối....

Các địa phương tiếp tục duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu, tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 và số 6 vừa qua, tỉnh Thái Nguyên có 1 người chết; gần 350 ngôi nhà bị ngập, tốc mái; hàng nghìn ha lúa và hoa mầu bị hư hại; nhiều tuyến đường giao thông bị ngập, sạt lở; 40 cột thông tin bị đổ; gần 6.000m dây thông tin bị đứt… gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hiện chính quyền địa phương và người dân vùng bị ảnh hưởng của bão đang tập trung khắc phục hậu quả.

Theo TTXVN

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.