Bến Tre sau bão Durian: Mỏi mắt chờ cứu trợ

Bến Tre sau bão Durian: Mỏi mắt chờ cứu trợ
TP - Tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cứu trợ cho Bến Tre 70 tỷ đồng, những nạn nhân bão Durian như gia đình tôi đều mừng.

Ngoài tiền của Chính phủ còn 14,5 tỷ đồng của UBND tỉnh Bến Tre đã công bố, rồi 3 tỷ đồng của UBMTTQ TP Hồ Chí Minh và UBMTTQ tỉnh Bến Tre 1 tỷ đồng và tiền hỗ trợ của bà con gần xa.

Nhưng bao giờ tiền đến tay những người bị nạn chúng tôi?

Bến Tre sau bão Durian: Mỏi mắt chờ cứu trợ ảnh 1

Một gia đình ở Bình Đại chưa dọn dẹp được căn nhà sập nát. Ảnh: Phương Đông

Chính phủ quy định mỗi căn nhà sập được cứu trợ 5 triệu đồng, nhà tốc mái từ 2 đến 3 triệu đồng. Nhà tôi bị tốc mái nhưng đến chiều 8/12 chưa nhận được tiền.

Ngày 6 và sáng 8/12 tôi đi từ huyện Giồng Trôm qua Ba Tri rồi đến Bình Đại, ghé qua thăm nhiều hộ gia đình bị sập hoặc hư hỏng nặng nhà cửa, tất cả đều chưa nhận được gì cả. Chỉ mới có Tổ trưởng, Trưởng ấp đến ghi tên.

Sáng 8/12, tại phường 7, thị xã Bến Tre, anh Chính-Khóm trưởng khóm 4 mới đi lập danh sách nạn nhân bão Durian. Hồi 10 giờ ngày 8/12 hộ Nguyễn Thanh Hoàng (30 tuổi) ở ấp 1, xã Nhơn Thạnh (TX Bến Tre) mới được cán bộ xã đến kê biên thiệt hại.

Nhà anh Hoàng 40m2 cột bạch đàn, mái lợp lá đã sập hoàn toàn, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ 7 tuổi song sinh đã 3 ngày qua sống trong bụi cây sau hè. Đêm mồng 8/12 vẫn tá túc trong bụi cây đó. Nhà anh Hoàng cách trụ sở UBND xã 1 km, 3 ngày qua chưa được ai hỏi thăm. Đoàn viên thanh niên xã hoặc dân quân tự vệ cũng chẳng đến phụ dọn dẹp!

Dân Bến Tre còn rất nghèo, nhất là các hộ ở ven biển. Phân nửa huyện Bình Đại lúa chỉ làm 1 vụ, những hộ không có đất thì làm mướn ngày nào ăn ngày đó.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Đại còn rất cao, khi bão đi qua cái nghèo càng lộ rõ. Nhà cửa bay hoặc sập hết, trong nhà không có gì đáng giá. Xã Thạnh Phước (Bình Đại) là xã căn cứ kháng chiến, sau 1975 có 70% trẻ em thất học, 50% phải cứu đói, 95% nhà làm bằng lá dừa nước, lúa chỉ sản xuất 1 vụ bấp bênh.

Khoảng 10 năm gần đây một số hộ vươn lên khá nhờ tôm. Bây giờ Durian tràn qua người dân Thạnh Phước cũng như xã Đại Hà Lộc hay Thừa Đức lại quay về điểm xuất phát của mấy chục năm trước.

Chủ trương nhất quán của Chính phủ là không để dân đói, và phải sửa chữa nhà cửa tránh cảnh “màn trời chiếu đất”, dịch bệnh xảy ra … Dịch bệnh và đói cơm thì chưa có, nhưng 3 ngày qua cảnh “màn trời chiếu đất” là phổ biến và có thể kéo dài thêm nhiều ngày nữa.

Nạn khan hiếm vật liệu xây dựng đang rất gay gắt, nhất là tôn lợp nhà dù giá đã tăng cao như báo Tiền phong ngày 7/12 đã thông tin. Không biết phải có bao nhiêu tấm tôn mới đủ nhu cầu?

Còn cần các loại vật liệu phụ khác nữa. Có vật liệu, có tiền cũng chưa thể làm được nhà vì thiếu nhân công. 90% nhà cửa ở Bình Đại như các xã Thới Thuận, Thạnh Phước, Thạnh Trị, Thừa Đức, Bình Thắng, Bình Thới, thị trấn… đều bị hư hại, nên nhà ai nấy lo mà chưa giúp nhau được. Một tiểu đoàn bộ đội đã có mặt ở Bình Đại giúp dân nhưng còn lọt thỏm giữa khối công việc khổng lồ.

Bên cạnh là gạo, mắm, muối, nhu yếu phẩm, tất cả đang cạn kiệt dần. Bến Tre đang rất cần sự hỗ trợ tinh thần, vật chất và công sức của đồng bào gần xa để vượt qua hoạn nạn.

Đồng chí Nguyễn Lam - Bí thư T.Ư Đoàn thăm và tặng quà cho đồng bào vùng  bão tại Tiền Giang

Đồng chí Nguyễn Lam đã đánh giá cao nỗ lực phòng chống bão của lực lượng thanh niên xung kích tại đây và cho rằng trong thời gian tới, lực lượng thanh niên xung kích cần phát huy, tiếp tục giúp đỡ đồng bào trong việc khắc phục hậu quả sau cơn bão. Đồng chí Nguyễn Lam cũng đã tới thăm hỏi, tặng quà và động viên 5 gia đình bị thiệt hại do bão tại xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông. 

Đề phòng dịch bệnh xảy ra sau bão

Đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc và phục hồi chức năng sau này cho các nạn nhân chấn thương. Sau bão là thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh nên Bộ Y tế đề nghị các địa phương chú ý các nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, cảm cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy; yêu cầu Viện Sốt rét TƯ và tại TPHCM cấp màn và hoá chất tẩm màn cho nhân dân để phòng chống sốt xuất huyết và sốt rét.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục cấp thêm 200 cơ số thuốc và thiết bị y tế xã để chăm sóc miễn phí cho đồng bào bị nạn trong thời gian tới. Trước đó, Bộ đã cấp thêm 70 cơ số thuốc, 200,000 viên Cloramin tiệt trùng nước, 2.200 viên kháng sinh và một số thuốc và hoá chất để thanh khiết môi trường, phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ mỗi tỉnh 10 triệu đồng để giúp các gia đình cán bộ y tế bị thiệt hại do bão. 

Khắc phục hậu quả bão số 9: Tìm thấy thêm 11 thi thể

Số người mất tích hiện còn 16 (trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu: 7 người; TP Hồ Chí Minh: 2; Tiền Giang: 4; Vĩnh Long: 3). Số người bị thương được xác định là 1.370 người; 35.181 ngôi nhà bị đổ, sập; 181.737 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái; 767 phòng học bị hỏng; 813 tàu, thuyền bị chìm…

Các bộ, ngành và địa phương đang tích cực giúp đồng bào gặp nạn khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra. 

Hậu Giang: 250 triệu đồng ủng hộ các tỉnh bị bão số 9

Trong đó tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 100 triệu đồng, tỉnh Bến Tre 100 triệu đồng, tỉnh Tiền Giang 50 triệu đồng.

Bình Thuận: Tiếp nhận hơn 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 9

Tính đến nay, Bình Thuận đã tiếp nhận ủng hộ hơn 1,5 tỷ đồng và nhiều hiện vật; nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã đăng ký ủng hộ hơn 2,3 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG