Bệnh viên cấp cứu bị "xà xẻo"

Bệnh viên cấp cứu bị "xà xẻo"
Khu phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TPHCM được đầu tư tiền tỉ, nhưng xây xong rồi để đó vì có nhiều dấu hiệu cho thấy không đảm bảo chất lượng.
Bệnh viên cấp cứu bị "xà xẻo" ảnh 1
Hệ thống lấy khí trời chỉ có cái mặt nạ

Khu phẫu thuật gây mê hồi sức (PTGMHS) của Bệnh viện Trưng Vương gồm 4 phòng mổ và một khu hồi sức liên hoàn, được xây dựng từ năm 2004, với kinh phí gần 5 tỉ đồng.

Gần 8 tháng trôi qua, đã có 5 lần Giám đốc bệnh viện có quyết định đưa khu này vào hoạt động, nhưng cả 5 lần đều gặp sự phản đối. Đến nay, công trình xây xong vẫn để đó, trong khi bệnh nhân của khoa Ngoại I thì phải nằm ngoài hành lang vì thiếu chỗ!

Mới đây, một mảng tường ở khu PTGMHS bị bể, thế là mọi chuyện không minh bạch trong đầu tư xây dựng bị vỡ lở.

Các bác sĩ phản ánh, theo thiết kế cũng như hợp đồng xây dựng, toàn bộ hệ thống tường, vách của khu PTGMHS phải bằng vật liệu Prima của Malaysia với giá ghi trong hợp đồng là 360 ngàn đồng/m2. Thế nhưng, trên thực tế, Prima đã bị thay thế bằng Eron với giá thị trường chỉ ngoài 22 ngàn đồng/m2.

Không những thay thế vật liệu rẻ tiền, mà giá vật liệu cũng đã được "kê" lên quá đáng. Giá của Prima ngoài thị trường chỉ khoảng 60 ngàn đồng/m2, trong hợp đồng lại ghi đến 360 ngàn đồng/m2!

Như vậy, chỉ riêng phần vật liệu tường ở khu PTGMHS, với 646m2 (theo hợp đồng), tiền của Nhà nước bị mất đi gần 220 triệu đồng. Nhiều bác sĩ bức xúc: "Chỉ công trình nhỏ mà họ còn làm như thế thì những công trình lớn sắp được đầu tư tới đây sẽ như thế nào?!".

Thực ra, trước khi có quyết định đưa khu PTGMHS này vào hoạt động, nhiều bác sĩ đã biết những chuyện không minh bạch trong đầu tư xây dựng, nhưng điều các bác sĩ chuyên môn bức xúc nhất vẫn là công trình không bảo đảm cho sức khỏe người bệnh, nhất là bệnh nhân phẫu thuật.

Bệnh viên cấp cứu bị "xà xẻo" ảnh 2
Tường của khu PTGMHS bị bể

Chẳng hạn, mặt nạ tỏa khí (trong hệ thống bơm khí trời từ ngoài vào phòng mổ) được gắn trực tiếp bên trên bàn mổ, điều này không đảm bảo vô trùng cho người bệnh. Điều lạ là những người có trách nhiệm khỏa lấp: "Các anh thấy không đảm bảo thì thôi bỏ đi, không dùng!".

Còn tại khu hậu phẫu, hệ thống bơm khí trời vào phòng bệnh (để trộn với oxy cho bệnh nhân thở), thì chỉ được gắn mỗi cái mặt nạ trên mỗi đầu giường bệnh cho có, chứ thực chất chẳng có máy bơm khí, đường dẫn gì cả.

Nguy hiểm hơn là hệ thống đèn tia cực tím để khử trùng phòng mổ cũng làm theo kiểu... cho có. Mỗi phòng mổ rộng lớn chỉ được gắn duy nhất một bóng đèn khử trùng. Khi các bác sĩ phản đối thì hệ thống đèn khử trùng này cũng bị bỏ đi nốt...

Điều ngạc nhiên là những người có trách nhiệm chính trong công trình này cũng là những người "dính dáng" trong vụ mua 4 chiếc máy gây mê nửa kín, nửa hở gây nhiều bức xúc trong bệnh viện. Vụ khuất tất quanh 4 chiếc máy gây mê vẫn chưa được làm rõ, thì nay lại đến chuyện bê bối ở công trình khu PTGMHS.  

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.