Bệnh viện Tây Đô hoạt động... bất hợp pháp

Bệnh viện Tây Đô hoạt động... bất hợp pháp
TP - Sở Y tế TP Cần Thơ vừa họp và chỉ đạo Thanh tra Sở làm việc với Bệnh viện Tây Đô để giúp tháo gỡ tình trạng hoạt động… bất hợp pháp của đơn vị này.

> 'Tố cáo khẩn cấp' cán bộ Sở KH-ĐT

 Bệnh viện Tây Đô vẫn hoạt động khi giấy phép khám chữa bệnh đã hết hiệu lực, không có đăng ký kinh doanh, con dấu...
Bệnh viện Tây Đô vẫn hoạt động khi giấy phép khám chữa bệnh đã hết hiệu lực, không có đăng ký kinh doanh, con dấu....

Từ ngày 14-8-2012, giấy phép khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp cho bệnh viện Tây Đô đã hết hạn. Nhưng hằng ngày, Bệnh viện vẫn khám và điều trị cho hàng trăm người.

Ông Cao Trường Thọ, một người góp vốn lớn của bệnh viện cho biết, do không có con dấu nên không thể đề nghị Bộ Y tế cấp giấy phép khám chữa bệnh lần hai (sẽ có giá trị vĩnh viễn, sau lần thứ nhất có giá trị 5 năm). Con dấu của bệnh viện đang bị ông Diệp Thanh Bình chiếm giữ.

Khi xảy ra tranh chấp giữa những người góp vốn vào năm 2009, Thanh tra Sở KH&ĐT Cần Thơ làm việc, kết luận ông Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Diệp Thanh Bình có nhiều vi phạm và ông Bình hứa sẽ khắc phục.

Nhưng sau đó, ông Bình không khắc phục, nên một nhóm góp vốn đã chiếm bệnh viện để duy trì hoạt động, còn ông Bình lấy con dấu đem về nhà.

Tháng 3-2012, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TPHCM xử phúc thẩm, tuyên hủy 2 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở KH&ĐT Cần Thơ cấp cho bệnh viện.

Tiếp đó, tháng 4-2012, TAND TP Cần Thơ có quyết định đình chỉ một vụ kiện thương mại, khẳng định vì 2 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã bị hủy nên “ông Diệp Thanh Bình không còn là người đại diện theo pháp luật của bệnh viện”.

Từ đó, Bệnh viện Tây Đô hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có người đại diện pháp luật và không có con dấu.

Tháng 5-2012, nhiều thành viên góp vốn tổ chức đại hội, cử người đại diện pháp luật để làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Nhưng, hồ sơ bị Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT Cần Thơ trả lại, cho rằng chỉ ông Diệp Thanh Bình mới có quyền triệu tập cuộc họp.

Đến ngày giấy phép khám chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hết hiệu lực, Bệnh viện Tây Đô hoạt động “không mảnh giấy lận lưng”.

Lãnh đạo Sở Y tế TP Cần Thơ nói, nếu đóng cửa thì cũng rất tiếc vì đây là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên ở Cần Thơ, có trang thiết bị hiện đại, góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện công.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ kiến nghị các đơn vị, cá nhân liên quan phải chấp hành bản án phúc thẩm để giải quyết vướng mắc ở Bệnh viện.

Trước tiên, kiến nghị Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT Cần Thơ “nên thay đổi quan điểm” dựa theo bản án, vì cho đến nay, bản án là văn bản giải thích pháp luật có giá trị cao nhất mà các bên cần dựa vào để giải quyết vụ việc.

Bản án phúc thẩm hồi tháng 3-2012 cũng kiến nghị UBND TP Cần Thơ và GĐ Sở KH&ĐT TP Cần Thơ tập trung giải quyết dứt điểm những khiếu nại phát sinh tại Bệnh viện Tây Đô.

Song khi PV Tiền Phong hỏi về việc hoạt động bất hợp pháp hiện nay của bệnh viện, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn trả lời “không biết, sẽ cho kiểm tra lại”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.