Bệnh viện trăm tỷ nằm chờ vì chưa có giấy phép

Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng Ảnh: Hoàng Lam
Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng Ảnh: Hoàng Lam
TP - Được đầu tư xây dựng với tổng vốn gần 120 tỷ đồng, Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì chưa được Bộ Y tế cấp giấy phép.
Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng Ảnh: Hoàng Lam
Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng. Ảnh: Hoàng Lam.

Ngày 28- 5- 2010, Bộ Y tế có văn bản số 3319/BYT-KCB với nội dung ủng hộ thành lập Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng. Bệnh viện này đã hoàn thiện từ tháng 5- 2011, với 100 giường bệnh. Tổng số cán bộ, nhân viên trong bệnh viện này là 125 người (trong đó có 22 bác sĩ, 1 dược sĩ).

Ngày 12- 7, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển y- dược Hàm Rồng (chủ đầu tư) có văn bản báo cáo Sở Y tế Thanh Hóa về việc bệnh viện đã hoàn thành. Sở cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế tiến hành thẩm định các điều kiện, đồng ý cho Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng hoạt động. Tuy nhiên, đến nay bệnh viện này vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì Bộ Y tế chưa cấp giấy phép.

Theo các cơ quan chức năng Thanh Hóa, lý do mà Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng chưa được cấp phép là Pháp lệnh hành nghề y tế tư nhân đã hết hiệu lực từ ngày 1-1-2011, sau đó được thay thế bằng Luật khám, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1-1-2011. Tuy nhiên, từ khi luật mới này có hiệu lực đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về loại hình hoạt động của bệnh viện tư nhân như Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng.

Ông Lê Viết Phượng- Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng cho biết: Hiện nay, đơn vị đang phải thanh toán khoảng 150 triệu đồng/ngày cho chi phí điện, nước toàn bộ bệnh viện, lương cán bộ, nhân viên, lãi suất ngân hàng…

Nguyện vọng của chúng tôi là, nếu chưa có văn bản hướng dẫn về hoạt động của loại hình bệnh viện tư nhân, thì cơ quan chức năng xem xét khả năng sớm thẩm định bệnh viện và cấp phép tạm thời trước khi có các văn bản hướng dẫn cụ thể, vì Bệnh viện đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho khoảng 20 vạn dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.