BHXH VN đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ

Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh kiểm tra hệ thống theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của ngành.
Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh kiểm tra hệ thống theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của ngành.
TP - Trong quý III/2018, Bảo hiểm Xã hội (BHXH Việt Nam) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính (CCHC) của ngành. Đặc biệt, tập trung vào những nhiệm vụ về rà soát, sửa đổi quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin… theo kết luận đoàn công tác tháng 8/2018 của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ.

Giảm thủ tục, tăng ứng dụng công nghệ thông tin
Báo cáo với Bộ Nội vụ về CCHC, BHXH Việt Nam cho hay, cơ quan này đã ban hành một số quyếtđịnh để sửa đổi, bổ sung quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ-BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Qua đó để hoàn thiện quy trình quản lý, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng chính sách. Thủ tục hành chính được công khai trên cổng thông tin của ngành, tại các cơ quan BHXH…
Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã triển khai cho người dân tại TPHCM được cấp lại, đổi thẻ BHYT không phụ thuộc vào nơi cấp thẻ ban đầu từ ngày 1/7, với các đối tượng: Người có công, hưu trí, cận nghèo, học sinh – sinh viên, trẻ em, hộ gia đình... Theo đó, những đối tượng trên được cấp lại thẻ do đổi thông tin, đổi mã quyền lợi, đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, thời điểm đủ 5 năm liên tục, mất,hỏng… tại bất kể cơ quan BHXH quận/huyện nào thuộc BHXH TPHCM.
Ngoài hệ thống một cửa tại BHXH địa phương để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, BHXH Việt Nam còn vận hành hiệu quả Hệ thống Một cửa điện tử tập trung trên phần mềm. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Qua đó quản lý, theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết vàtrả kết quả thủ tục hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN toàn quốc. Toàn bộ văn bản chỉ đạo,thông tin, xử lý nghiệp vụ được số hóa và sử dụng chữ ký số.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong quản lý khám chữa bệnh, thống nhất trong giám định và thanh toán BHYT. Qua đó góp phần minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan, nhất là nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Phối hợp với Cục Việc làm(Bộ LĐ-TB&XH) chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu để sẵn sàng cho việc kết nối liên thông dữ liệu với cơ quan BHXH trong thời gian tới. Qua đó rút ngắn thời gian giải quyết hưởng các chế độ BHTN và hạn chế tình trạng trục lợi quỹ BHTN. Tiếp tục duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo đúng quy định của Thủ tướng.
Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện và qua tài khoản ngân hàng cho người hưởng. Phối hợp chặt chẽ với bưu điện để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp; quản lý chặt chẽ người hưởng, báo tăng, báo giảm kịp thời và đảm bảo an toàn tiền mặt; tiếp tục thực hiện thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua bưu điện.
Nhiều thách thức phải vượt qua
Dù đã đạt không ít kết quả được ghi nhận trong CCHC, BHXH Việt Nam cũng ghi nhận hiện còn một số hạn chế cần tập trung khắc phục. Điển hình như, tại BHXH cấp huyện, cá biệt vẫn xảy ra việc hướng dẫn người thụ hưởng chế độ BHXH về thủ tục, hồ sơ chưa đầy đủ, gây phiền hà, ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa thực sự đồng bộ, một số cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN chưa tập trung, liên thông trong phạm vi toàn quốc; phần mềm quản lýnghiệp vụ cần tiếp tục hoàn thiện… Những điều trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giao dịch điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực giám định BHYT.
Thời gian tới, BHXH Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hành động, mục tiêu các nghị quyết của Trung ương, Chính phủ đặt ra. Cùng đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành, nhằm khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu cho các đơn vị liên quan và BHXH các tỉnh thành; kết nối với các đơn vị ngoài ngành theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lực, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ công chức, viên chức.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách cải cách trong lĩnh vực BHXH; vận hành có hiệu quả Hệ thống hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN; xây dựng phương pháp đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của ngành…

Về tổ chức bộ máy, BHXH Việt Nam đã triển khai các bước tiếp theo của Đề án Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu qua. Trong quý III/2018, đã tổng hợp trình Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt tinh giản biên chế đối với 10 trường hợp. Ngoài ra, đã thực hiện kiểm tra tại 20 BHXH tỉnh thành, với trọng tâm là về công tác tổ chức cán bộ,để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức thực hiện của các đơn vị. chú thích, diễn giải...

MỚI - NÓNG