Biển Đông: Hiểu rõ bản chất tranh chấp, tính toán lợi ích dân tộc

Biển Đông: Hiểu rõ bản chất tranh chấp, tính toán lợi ích dân tộc
Ngày 19-11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 4 “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” với sự tham gia của gần 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Biển Đông: Hiểu rõ bản chất tranh chấp, tính toán lợi ích dân tộc

>Philippines phản đối Campuchia về tuyên bố 'không quốc tế hoá' tranh chấp Biển Đông

> Tổng thống Obama tới Myanmar, Trung Quốc có lo mất ‘sân sau’?

Ngày 19-11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 4 “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” với sự tham gia của gần 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn/Vietnam+
 

Theo TTXVN, vào những thời điểm căng thẳng ở Biển Đông, nỗ lực ngoại giao giữa các nước liên quan trực tiếp tới tranh chấp, giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn không bị gián đoạn. Góp phần vào những nỗ lực chung ấy, các học giả nghiên cứu về Biển Đông, trong đó có nhiều người có mặt tại hội thảo hôm nay, thông qua việc công bố các kết quả nghiên cứu, thông qua việc phát biểu chính kiến của mình đã giúp cho công luận hiểu rõ hơn bản chất của tranh chấp, căng thẳng; giúp cho các nhà hoạch định chính sách tính toán kỹ hơn lợi ích của dân tộc trước khi họ ra quyết định liên quan đến Biển Đông. 

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông (DOC) được ký kết.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đặng Đình Quý cho rằng, biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Sự phức tạp ấy đang gia tăng do những biến chuyển của tình hình nội bộ nhiều nước, những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh, tranh chấp khu vực biển; các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, ô nhiễm môi trường biển, sự xuống cấp của các nguồn hải sản; biến đổi khí hậu… đang ngày càng nghiêm trọng.

Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đặng Đình Quý khẳng định, tình hình càng diễn biến phức tạp, chúng ta cần phải có nỗ lực hơn, đồng thời cần phải tìm ra các phương cách hiệu quả hơn để đưa các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị chính sách đi vào cuộc sống.

Các đại biểu trao đổi trước khi diễn ra phiên họp thứ nhất
Các đại biểu trao đổi trước khi diễn ra phiên họp thứ nhất.
 

Theo Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đặng Đình Quý, năm qua, chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của các bên trực tiếp và không trực tiếp liên quan đến tranh chấp, góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác để Biển Đông tiếp tục là khu vực hòa bình. Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC), ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc xúc tiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Theo Ban tổ chức hội thảo, đây là một diễn đàn hoàn toàn khoa học với mục tiêu nhất quán là: Trao đổi các kết quả nghiên cứu, thảo luận từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông; về lợi ích của các bên liên quan; về những sự kiện xảy ra trên Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm qua.

Đề xuất những kiến nghị cho Chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp để tăng cường hợp tác, ngăn ngừa và kiểm soát xung đột, kiểm soát khủng hoảng ở Biển Đông. Cuối cùng là đề xuất các kênh, các phương cách để các nghiên cứu học thuật, các trao đổi học thuật tác động tích cực hơn tới công chúng, giúp ích nhiều hơn cho các nhà lãnh đạo trong các quyết sách của họ liên quan đến Biển Đông.

Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông diễn ra trong 3 ngày từ 19 đến 21/11 với 10 phiên họp và tập trung vào thảo luận các chủ đề chính như Biển Đông trong sự dịch chuyển: Địa chính trị; Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại ở Biển Đông; Quân sự hóa và những hệ lụy; Lợi ích và chính sách của các bên ngoài khu vực Biển Đông; Biển Đông trong quan hệ Mỹ- ASEAN- Trung Quốc; Những khía cạnh pháp lý của vấn đề Biển Đông; Hợp tác ở Biển Đông: Nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai; Giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và các phương thức hướng tới giải pháp; Các kiến nghị chính sách./.

Theo Hoàng Anh Tuấn
TTXVN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.