Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
TP - Sáng 19/9, Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết 32).

> Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng vào cuộc vụ 'sếp lương khủng'
> Kỷ luật các 'sếp lương khủng': đúng và kịp thời

Thay mặt Bộ Chính trị kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận những kết quả mà thành phố Hải Phòng đã đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 32. Kết quả này tạo nền tảng vững chắc để thành phố Hải Phòng tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, so với mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 32, việc thực hiện vẫn còn những mặt hạn chế, chưa đạt yêu cầu, chưa tương xứng với mong muốn, tiềm năng, thế mạnh của Hải Phòng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng phát triển thành phố đến năm 2020, Hải Phòng cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 32, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ thành phố.

Tổng Bí thư chỉ rõ trong xây dựng và phát triển, Hải Phòng cần chú trọng thế mạnh của thành phố, tập trung vào các khâu đột phá như cảng biển, dịch vụ, du lịch...; xây dựng, phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị cảng biển văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng- đó là thành phố cảng biển, cửa ngõ ra biển, trung tâm dịch vụ của phía Bắc, nằm trong hai hành lang, một vành đai kinh tế...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.