Bộ Công Thương: Việt Nam từng phải trả giá vì phát triển thủy điện

Ông Đỗ Thắng Hải khẳng định Bộ Công Thương sẽ xem xét thận trọng kế hoạch xây dựng thủy điện.
Ông Đỗ Thắng Hải khẳng định Bộ Công Thương sẽ xem xét thận trọng kế hoạch xây dựng thủy điện.
Cho biết chỉ đóng vai trò tham gia ý kiến thẩm định dự án đường thủy xuyên Á, song lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét kỹ kế hoạch xây dựng thủy điện trong dự án này, dựa trên những kinh nghiệm đã có của Việt Nam.

Việc thẩm định "siêu dự án" xây dựng tuyến đường thủy xuyên Á trên sông Hồng là một trong những vấn đề được quan tâm nhất tại buổi họp báo chiều 6/5 của Bộ Công Thương. 

Trả lời câu hỏi về kế hoạch của xây dựng 6 nhà máy thuỷ điện của chủ đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết dự án xuất phát từ đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện (thuộc Tập đoàn Xuân Thành). Với những vấn đề có liên quan, Bộ Công Thương sẽ được xem xét kỹ, về tính khả thi đến những ảnh hưởng môi trường bởi Việt Nam đã có lúc phải trả giá vì phát triển thuỷ điện.

Chia sẻ thêm về nội dung này, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - Đỗ Đức Quân cho biết hiện chưa có một dự án thuỷ điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Cho rằng việc dự án có cần thiết hay không, quy mô ra sao thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông và Kế hoạch & Đầu tư (vì liên quan đến hạ tầng), song ông Quân tái khẳng định Bộ Công Thương sẽ quan tâm đến vấn đề xây dựng thủy điện, dù đây là các thủy điện nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến lưới điện quốc gia.

"Quan điểm của chúng tôi là nếu có đập, tạo cột nước, có thể xem xét xây dựng được để tận dụng nguồn tài nguyên nước. Nếu như dự án được Chính phủ phê duyệt, giá bán điện hợp lý… thì có thể xây dựng thuỷ điện được”, ông Quân nhận định. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết do chưa có hồ sơ đẩy đủ nên chưa thể đánh giá hiệu quả dự án. Vấn đề tác động môi trường, việc di dân, sử dụng đất… cũng cần phải nghiên cứu kỹ.

Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã gửi đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện về việc tạo một tuyến giao thông thủy trên sông Hồng, từ Hà Nội lên phía bắc và xuôi xuống phía biển, nhằm tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc). Dự án sẽ bao gồm việc nạo vét 288km đường sông và được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng).

Để đảm bảo mục tiêu giao thông quy mô lớn và hiệu quả kinh tế, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thuỷ điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thuỷ điện cấp II, kiểu tuabin trục ngang, cột nước thấp. Tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh điện một năm.

Đề xuất xây dựng này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà máy thủy điện từng được triển khai với vốn đầu tư cả ngàn tỷ đồng trên cả nước phải dừng hoạt động. Báo cáo mới đây của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cũng cho hay, đến giữa tháng 3, có đến 15 trong số 51 nhà máy điện phải dừng hoạt động do hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên khiến các hồ thủy điện phải ưu tiên nước cho sinh hoạt, thủy lợi ở vùng hạ du.

Hàng chục thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên, trong đó có những nhà máy với công suất khá lớn như Hàm Thuận, Buôn Tua Srah... cũng phải hoạt động cầm chừng hoặc ngưng phát điện. Hơn nữa, theo xu hướng sử dụng năng lượng trên thế giới, thuỷ điện đã lỗi thời vì phụ thuộc lớn vào thời tiết.

Về lý thuyết, việc xây dựng các thủy điện, nạo vét lòng sông sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng chảy, lưu lượng nước. Từ đó ảnh hưởng đến vựa lúa, hoa màu của các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Nguy cơ nước biển xâm lấn vào mùa khô cũng sẽ hiện hữu khi lưu lượng nước thấp. Vào mùa mua, dòng chảy sông bị nạo vét sâu có thể làm dòng chảy xiết hơn, nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.