Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc

Đoàn xe đón cây bồ đề từ sân bay Nội Bài về chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Đoàn xe đón cây bồ đề từ sân bay Nội Bài về chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
TPO - Ngày 22/7, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức lễ rước và trồng thành công cây bồ đề do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 

Báu vật của tình hữu nghị

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 1 Cây bồ đề được coi là báu vật của Sirilanka Ảnh: Minh Đức

Đây là cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka. 

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 2 Hàng nghìn phật tử cung nghinh đón cây bồ đề. Ảnh: Minh Đức

Đại diện Sirilanka có Thượng tọa Pallegama Siriniwasa Nayaka Thera – Trụ trì cai quản cây bồ đề tổ Maha Bodhi và chùa Atamasthanadipathi ở Thánh tích Anuradhapura; Thượng tọa Ihala Halmilewe Rathanapala Nayaka Thera – Trụ trì chùa Jethawana Maha Viharaya; bà Hasanthi Urugodanatte Dissanayaka – Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam.

Tại buổi lễ có sự hiện diện của, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Tam Chúc (Hà Nam); Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng lão hòa thượng Thích Thanh Đàm.

 Ngoài ra, còn đại diện chính quyền địa phương như bà Lê Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Hà Nam; ông Bùi Quang Cẩm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam. 

Lễ đón cây bồ đề linh thiêng còn có nhiều đoàn thể chư tăng, ni, trên 5 nghìn phật tử trên địa bàn huyện Kim Bảng. 

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 3 Phật tử nô nức đón cây bồ đề. Ảnh: Minh Đức

Phát biểu tại buổi lễ, hay mặt Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, Tiến sĩ Nimal Samarasundera, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đã đọc bức thư của Ngài Chủ tịch gửi cho Việt Nam: “Tôi rất vinh dự được gửi thông điệp chào mừng sự kiện lịch sử Sri Lanka tặng cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề tổ linh thiêng của đất nước chúng tôi cho Việt Nam trồng tại chùa Tam Chúc. Cây bồ đề sẽ là một vị sứ giả của tình hữu nghị lâu bền giữa hai đất nước chúng ta, góp phần thắt chặt sự giao lưu văn hóa giữa hai đất nước. Cầu mong cây bồ đề thiêng này sẽ mang lại hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam của các bạn”.

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 4  

Sau các nghi thức tụng kinh cầu cho Quốc thái dân an, lễ trồng cây bồ đề thiêng đã được tiến hành. Đây chính là sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện hướng tới chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI diễn ra tại chùa Tam Chúc vào năm 2019.

Sớm trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 5 Thực hiện nghi thức Phật giáo, tụng kinh cầu cho Quốc thái dân an trước khi trồng cây bồ đề. Ảnh: Minh Đức

Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết, Chùa Tam Chúc, toạ lạc trên diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên, cảnh quan hùng vĩ, được đánh giá là ngôi chùa rất đặc biệt, “tiền lục nhạc, hậu thất tinh”. Chùa Tam Chúc, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống, hậu thất tinh nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm. 

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 6 Cây bồ đề được trồng tại khuôn viên chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức

Một điều đặc biệt nữa, ngôi chùa này do rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo…tổ chức thi công. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm. 

Chùa Tam Chúc đang được đầu tư xây dựng lại với 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12 m, nặng 200 tấn. Quần thể khu du lịch Tam Chúc đã được công nhận là khu du lịch quốc gia năm 2013. 

Bồ đề - báu vật của Sirilanka được trồng tại chùa Tam Chúc ảnh 7 Tăng ni, phật tử tại lễ trồng cây bồ đề. Ảnh: Minh Đức

Khoảng tháng 5/2019, ngôi chùa sẽ hoàn thiện và được các giới chuyên gia đánh giá là  một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.

MỚI - NÓNG