Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng không đồng tình 'xóa' bến xe nội đô Hà Nội

Theo đồ án quy hoạch, đến năm 2025 Hà Nội sẽ không còn bến xe khách liên tỉnh trong nội đô. Ảnh: A.Trọng
Theo đồ án quy hoạch, đến năm 2025 Hà Nội sẽ không còn bến xe khách liên tỉnh trong nội đô. Ảnh: A.Trọng
TPO - UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến Bộ GTVT, Bộ Xây dựng về quy hoạch bến, bãi đỗ xe Hà Nội. Lãnh đọa Bộ GTVT và Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời về việc này.

Theo văn bản xin ý kiến do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký gửi Bộ GTVT, Xây dựng, để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thời gian qua thành phố đã giao các sở ngành tổ chức lập đồ án Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030 tầm nhìn 2050. “Đến nay đồ án đã cơ bản hoàn chỉnh, để làm cơ sở báo cáo HĐND thành phố thông qua, UBND thành phố đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ GTVT nghiên cứu, cho ý kiến thống nhất”, ông Chung nêu rõ trong văn bản.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng gửi kèm đồ án Quy hoạch và phụ lục. Với mạng lưới bến xe khách liên tỉnh, đồ án nêu: Các bến xe hiện có nằm sâu trong phạm vi đô thị trung tâm. Với bến Giáp Bát, Gia Lâm dự kiến sau năm 2020 sẽ di chuyển ra ngoại thành; bến Mỹ Đình, Nước Ngầm sẽ di chuyển sau năm 2025. Sau khi di chuyển, các bến xe này sẽ trở thành các trung tâm đâu mối, trung chuyển phục vụ vận tải hành khách công cộng.

Cho ý kiến về các nội dung trên, Bộ GTVT và Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội, cho biết rõ quan điểm. Cụ thể, văn bản của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký cho hay: Quan điểm quy hoạch của Bộ GTVT là không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4, thay vào đó cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm. Cần học hỏi kinh nghiệm các nước như Hà Quốc, Nhật Bản… đang thực hiện việc này. “Song song với quy hoạch các bến xe liên tỉnh ở vành đai 4, cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có từ vành đai 3 trở ra, như bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm… Đồng thời nâng cấp hiện đại hóa các bến xe này theo hình thức áp dụng công nghệ, tổ chức điều hành, phân luồng giao thông khoa học, hiệu quả… đáp ứng được tốt nhu cầu đi lại của nhân dân”, văn bản nêu quan điểm.

Đề cập đến việc Hà Nội đưa ra phương án xây dựng bến xe trung hạn, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, thành phố cần xem xét và không nên xây dựng mới bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng đất không lâu dài, chỉ để khai thác trong thời gian quá độ như được nêu trong quy hoạch nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư, quỹ đất của thành phố. “Sau khi hoàn thành xây dựng các bến xe tại khu vực của ngõ vành đai 4 thì tổ chức, điều chỉnh đồng bộ với các bến xe khách trong vành đai 4 (khu vực nội đô hiện có) để nâng cao hiệu quả vận tải khách liên tỉnh và vận tải công cộng”, ông Nguyễn Văn Công đề nghị trong văn bản.

Cùng với nội dung trên, văn bản của lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, thành phố Hà Nội cần học tập kinh nghiệm của các nước đã áp dụng đối với công tác quản lý các bến xe, bãi đỗ xe. Chủ đầu tư và tư vấn cần tham khảo thực tế công tác xây dựng, quy hoạch bến bãi tại nước để tham mưu cho lãnh đạo thành phố các giải pháp hợp lý… “Mạnh dạn đề xuất giải pháp mới có tính đột phá đối với việc giải quyết bến, bãi đỗ xe…”, văn bản đề nghị.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.