Bộ trưởng Bộ Công an: Bỏ sổ hộ khẩu và các điều kiện nhập cư vào thành phố lớn

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
TPO - Dự thảo Luật Cư trú sửa đổi được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình Quốc hội, sáng 23/5 đã đề xuất bỏ Sổ Hộ khẩu giấy, bỏ điều kiện nhập cư vào các thành phố lớn.

Quản lý qua điện tử

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Dự thảo Luật Cư trú sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể là sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Do đó, Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các quy định về: Sổ Hộ khẩu, Sổ Hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, Sổ Hộ khẩu cấp cho cá nhân, tách Sổ Hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu tại Luật Cư trú hiện hành.

Thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú cũng được sửa đổi theo hướng: Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, cập nhật thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo bằng văn bản cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin về nơi thường trú, tạm trú của họ vào các cơ sở dữ liệu này mà không cấp Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy.

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Uỷ ban Pháp luật đồng tình với việc sửa đổi này. Song Uỷ ban Pháp luật lưu ý, hộ khẩu còn còn liên quan đến nhiều luật khác như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam…. Do đó, đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đồng thời để bảo đảm tính khả thi của phương thức quản lý cư trú mới,  không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cụ thể để khắc phục các khó khăn, bảo đảm hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra.

Siết nhập cư ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân

Về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương, theo Bộ trưởng Bộ Công an, Luật Cư trú hiện hành quy định các điều kiện riêng nhằm hạn chế tình trạng di dân từ nông thôn đến các thành phố lớn, giảm áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách an sinh xã hội của các đô thị này.

Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, quy định này không thực sự phát huy hiệu quả, tình trạng gia tăng dân số cơ học, di dân từ các tỉnh, nông thôn đến các thành phố lớn vẫn rất cao.

Nhiều người dân mặc dù không có hộ khẩu tại đây nhưng vẫn sinh sống, làm việc, tuy nhiên họ và gia đình gặp nhiều khó khăn trong học tập, lao động, hưởng các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, việc quy định riêng các điều kiện đăng ký thường trú ở các thành phố trực thuộc Trung ương đã ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Do vậy, Chính phủ đã thống nhất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương và dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trình Quốc hội được thể hiện theo định hướng này, tức là không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc.

MỚI - NÓNG
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
TPO - Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái sinh ra tại Huế, sống chủ yếu ở Đà Nẵng. Trong sự nghiệp, ông sáng tác gần 200 ca khúc, nổi tiếng nhất là loạt tác phẩm về miền Trung. Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời chiều 6/7 sau thời gian mắc trọng bệnh. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.