Bộ trưởng Giao thông: Đường sắt từ hiện đại tụt xuống rất lạc hậu

Các ĐBQH trao đổi bên lề kỳ họp cho ý kiến về dự thảo Luật đường sắt sửa đổi. Ảnh Như Ý
Các ĐBQH trao đổi bên lề kỳ họp cho ý kiến về dự thảo Luật đường sắt sửa đổi. Ảnh Như Ý
TPO - “Với một ngành đường sắt có hơn 100 tuổi, từ khi có hệ thống đường sắt của Việt Nam, chúng ta là một trong những nước rất hiếm có đường sắt hiện đại như vậy, nhưng sau 100 năm thì đường sắt của chúng ta cứ kém dần đi và cho đến hiện nay thì thực sự rất lạc hậu”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho hay.

Sáng 30/5, cho ý kiến về dự thảo Luật đường sắt sửa đổi, ĐB Võ Đình Tín đề nghị có chính sách xã hội hoá mạnh mẽ, tạo cơ chế để nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đường sắt. Ngoài đóng góp kinh tế - xã hội, một hệ thống đường sắt hiện đại sẽ góp phần xây dựng kinh tế quốc phòng và khu vực phòng thủ trên biển đảo. Ông kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ cần có quyết tâm chiến lược để đặt nền móng vững vàng cho đường sắt phát triển. 

Theo ĐBQH Đặng Hoàng Tuấn, chính sách phát triển đường sắt trong dự thảo lần này cơ bản giống Luật đường sắt 2005, trong khi các chính sách đó lâu nay chưa đi vào cuộc sống. Đơn cử, luật 2005 quy định, nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kết cấu hạ tầng và vận tải đường sắt, nhưng đến nay, kết quả huy động xã hội hoá chưa đáng kể ngoại trừ một số toa xe, bãi hàng quy mô nhỏ. 

"Chính sách đầu tư cần cụ thể hơn, phải quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành giao thông vận tải", ông Tuấn đề nghị.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, mức độ quan tâm tới đường sắt trong thời gian rất hạn chế.

“Với một ngành đường sắt có hơn 100 tuổi, từ khi có hệ thống đường sắt của Việt Nam, chúng ta là một trong những nước rất hiếm có đường sắt hiện đại như vậy, nhưng sau 100 năm thì đường sắt của chúng ta cứ kém dần đi và cho đến hiện nay thì thực sự rất lạc hậu”, ông Nghĩa cho hay.

Theo Bộ trưởng giao thông, từ 2011-2015, đầu tư cho ngành đường sắt rất hạn chế với khoảng 3,18% trong cơ cấu đầu tư cho ngành giao thông. Trong khi đó, đường bộ là 88,89%. Tất nhiên đối với đường bộ đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giao thông của chúng ta, nhưng đường sắt lại ít được quan tâm, đặc biệt là kết nối các phương thức khác nhau.

Năm 2016, vận tải đường sắt đối với hàng hoá chỉ còn 0,4%, đó là 1 trong những lý do dẫn đến chi phí vận tải rất cao so với thế giới. Chi phí logistic đối với cơ cấu GDP khoảng 22%, trong đó riêng GTVT chiếm tới 60%, như vậy có thể nói phải cơ cấu làm sao cho hợp lý để có thể phát huy được các phương thức vận tải lớn, chi phí thấp và đặc biệt là an toàn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.