Bộ trưởng Giao thông giải trình về phản ứng tại trạm Cai Lậy

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa
TPO - “Đề xuất của địa phương là giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng. Tôi nghĩ có thể nhà đầu tư sẵn sàng, nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là số ấy thôi, chỉ là thay vì phương án thu gần 7 năm thì sẽ kéo dài tới khoảng 12 – 13 năm”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói về trạm BOT Cai Lậy.

Chiều 15/8, giải trình băn khoăn xung quanh sự việc xảy ra tại trạm BOT Cai Lậy, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa, nói tuyến tránh Cai Lậy là chưa đầy đủ. Đây là dự án hơn 26 km trên QL1 và cộng thêm 12 km tuyến tránh.

Theo Bộ trưởng Nghĩa, với dự án Cai Lậy, Bộ GTVT và địa phương lập dự án, trong quá trình làm đã lấy đầy đủ các ý kiến từ HĐND, ĐBQH, hiệp hội vận tải và địa phương.

Thực tế mỗi khi xảy ra sự việc, mọi người chỉ nghĩ đến nhà đầu tư, nhưng Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị cần có cái nhìn công bằng hơn, bởi trước hết phải do Bộ GTVT và địa phương quyết thì mới có những dự án này.

“Trưa nay tôi có nhận được cuộc điện thoại cho rằng cần thanh tra dự án này, tôi nghĩ cách thức tiếp cận này thiếu công bằng. Tôi đồng tình với ý kiến đặt câu hỏi rằng tại sao lại chỉ nói đến BOT trong lĩnh vực giao thông, trong khi BOT rất rộng? Vì thế, cần khách quan, công bằng, vì đây là nỗ lực của ngành, là chuyển biến quyết tâm của cả địa phương và người dân”, ông Nghĩa bày tỏ.

Nhắc đến sự việc xảy ra tại trạm thu phí Cai Lậy, ông Nghĩa nói thêm, nhân dân và hiệp hội vận tải ở địa phương không có phản ứng gì, chỉ có 7 doanh nghiệp ở nơi khác phản ứng, “nhưng cách thức ấy thực sự làm chúng tôi rất buồn”, khi ở đó có chình quyền, mà lại dàn 3 xe ra đó để cản trở giao thông.

“Vừa rồi địa phương có ý kiến, chúng tôi thấy hết sức hợp lý và trong hôm nay chúng tôi mời nhà đầu tư ra để làm việc. Đề xuất của địa phương là giảm từ 35 nghìn đồng xuống 25 nghìn đồng. Tôi nghĩ có thể nhà đầu tư sẵn sàng, nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là số ấy thôi, chỉ là thay vì phương án thu gần 7 năm thì sẽ kéo dài tới khoảng 12 – 13 năm, vì tổng mức đầu tư của người ta như vậy rồi”, Bộ trưởng Nghĩa giải thích.

Ông Nghĩa cũng khẳng định, riêng về dự án Cai Lậy, sau chiều nay, các đề xuất của địa phương và nhân dân sẽ giải quyết được. “Nói đến nguyện vọng của dân thì hầu hết dân đều đi xe máy, mà xe máy thì hoàn toàn miễn phí. Còn lại một số hộ dân có ô tô, chúng tôi đều xem xét theo khu vực.

Trong tháng 6, chúng tôi đã yêu cầu tất cả các địa phương, các nhà đầu tư có dự án BOT có báo cáo để tổng hợp, có chính sách chung giải quyết tổng thể, đồng bộ, không để dân hiền quá phải chịu bất công”, Bộ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Về việc chỉ định thầu với các dự án BOT, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho hay, vừa rồi các dự án chỉ có một dự án đấu thầu, nhưng khi đấu thầu cũng chỉ có một nhà thầu tham gia, còn lại đều chỉ định thầu. Vì vậy, trong hợp đồng BOT đã nêu rõ, thời gian xác định thu phí được tính sau khi đã được kiểm toán, quyết toán.

“Kết quả kiểm toán của kiểm toán hay của Bộ GTVT không khác gì nhau, nhưng cách thông tin kiểu như “có thể giảm 100 năm thu phí” đã làm xã hội có cái nhìn chưa đúng”, Bộ trưởng Nghĩa nói và nhấn mạnh, khi chỉ định thầu, Bộ GTVT đã đưa vào nội dung phải kiểm toán, quyết toán rồi mới xác định thời gian thu phí.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.