Bộ Y tế nói về nghịch lý 'bảo hiểm y tế cao hơn học phí'

TS Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế)
TS Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế)
Trước những bức xúc của phụ huynh về nghịch lý: Bảo hiểm y tế cao hơn học phí, sáng 7/9, PV đã có cuộc trao đổi với TS Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế).

Theo ông Khảm việc tăng mức thu BHYT áp dụng từ năm học 2015-2016 đối với học sinh sinh viên đã được Bộ Y tế tính toán tới bài toán kinh tế của các hộ gia đình, phù hợp với điều kiện sống của các đối tượng. Với học sinh sinh viên có thêm quyền lợi được sử dụng một phần quỹ để chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các nhà trường.

Mức đóng trên được quy định bởi Nghị định của Chính phủ. Chính phủ giao Bộ  Y tế soạn thảo Nghị định. Quá trình soạn thảo có sự tham gia rộng rãi, có trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ GD-ĐT, Bảo hiểm xã hội,.. Chính phủ sau đó đã có văn bản hỏi ý kiến các thành viên nên mới có sự thống nhất như vậy.

Về phía Bộ Y tế đã tổ chức các hội thảo rộng rãi ở nhiều khu vực, tới nhiều đoàn thể có liên quan thảo luận thống nhất các quy định trong đó có mức đóng BHYT.

Khi văn bản mới ban hành, Bộ đã tổ chức hội nghị toàn quốc, khu vực, triển khai nghị định để thông tin từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015 và tiếp tục phổ biến đến giờ về những quy định mới về BHYT.

Về việc tại sao BHYT lại thu tới 15 tháng, ông Khảm cho biết: Theo quy định của các văn bản liên quan đến Luật BHYT thì việc thu BHYT thực hiện theo năm tài chính, nghĩa là thu từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm đó. Mọi năm thu theo năm học, đến hết tháng 9 là xong. Còn năm nay là năm chuyển giao nên phải thu thêm ba tháng cuối của năm 2015 và nguyên năm 2016".

Việc thu có ba cách thực hiện. "Đó là có thể đóng từ nay đến hết năm 2015 (ba tháng - PV), sau đó lại đóng tiếp cho năm sau. Phương án 2 là có thể năm nay đóng ba tháng, năm sau chia làm hai đợt, mỗi đợt đóng sáu tháng. Tức là phân kỳ ra mà hoàn toàn theo đúng luật, tạo điều kiện cho các gia đình để tham gia BHYT. Thứ ba là nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể đóng luôn 15 tháng. Tất cả điều này đã có hướng dẫn trong các văn bản của BHXH gửi các địa phương.

Văn bản luật cũng ghi rõ thời hạn thẻ bằng thời gian đóng tiền, nghĩa là đóng ba tháng thì thẻ có giá trị ba tháng, đóng sáu tháng thì có giá trị sáu tháng. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào điều kiện của từng nhà trường, địa phương họ có thể có cách thu khác nhau" - ông Khảm cho biết.

Trước bức xúc cho rằng mức thu như vậy là quá cao, ông Khảm cho rằng: "Cao hay thấp phải phân tích khía cạnh quyền lợi khi tham gia đảm bảo như thế nào. Thu cao phạm vi quyền lợi chắc chắn lớn hơn, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, nhiều khoản trước không được BHYT chi trả nay mở rộng hơn và đã được tính toán cân đối khả năng đáp ứng của hộ gia đình".

"Luật cho phép chúng ta điều chỉnh mức thu tới 6% mức lương cơ sở với nhóm học sinh sinh viên. Nhưng trước mắt chỉ thu tới 4,5% vì cân đối điều kiện kinh tế xã hội" - ông Khảm cho biết.

Theo lãnh đạo Vụ BHYT việc đóng BHYT cũng là cách để người dân, học sinh chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa, người bệnh khác khi họ phải sử dụng tới dịch vụ của BHYT.

"Có người nói con tôi đóng bao nhiêu năm đóng BHYT nhưng mấy khi dùng. Tôi nghĩ đó điều rất là hạnh phúc, may mắn. Chúng ta không ai muốn sử dụng dịch vụ y tế trừ khi có nhu cầu. Còn chúng ta không dùng tức là chúng ta làm việc thiện, đang chia sẻ trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Ý nghĩa đó nên được mọi người thấu hiểu và có thay đổi nhận thức" - ông Khảm nêu quan điểm.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.