Sóc Trăng:

Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác

Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác
TPO - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa ít, nắng nóng kéo dài đã dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn lấn sâu vào các kênh nội đồng, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi.

Ở huyện Trần Đề, nhiều cánh đồng khô kiệt, nhiều kênh rạch gần như không còn một giọt nước khiến cho sản xuất, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. 

Ông Phạm Văn Tuấn (thị trấn Trần Đề) cho biết: “Tôi sản xuất hoa màu gồm các loại rau, quả như ớt, cà chua, khổ qua, bầu…nhưng không có nước tưới nên phải bỏ cho chết khô".

Còn ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề), nhiều hộ chăn nuôi bò cũng khốn đốn vì hạn khiến cỏ khô cháy, đàn bò thiếu thức ăn tươi. Nhiều hộ mua rơm dự trữ làm thức ăn cho bò trong những ngày khô hạn này. 

Một chú bé chăn bò nói vui: “Con đi thả bò nhưng chủ yếu là cho bò đi thể dục cho giãn gân cốt chứ ngoài đồng làm gì còn cỏ cho bò ăn”. 

Ở xã Viên Bình (huyện Trần Đề), nhiều hộ dân đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng bởi các dòng kênh đã cạn kiệt, giếng ngầm cũng không đủ nước sử dụng nên bà con phải mua nước ở nơi khác đưa lại với giá từ trên 100.000đồng/m3. Nhiều hộ dân nuôi bò cho bò ra ruộng ăn rơm và kèm theo một thùng nước để sẵn cho bò uống…

Trong khi đó, tại xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung), ông Võ Thanh Quang, Bí thư huyện ủy, cho biết: Có lúc độ mặn từ 15‰ đến 18‰, gây thiệt hại trực tiếp hơn 1.163 ha đất trồng mía, rau màu, nuôi thủy sản; trong đó thiệt hại trên 70% là 73,2 ha mía, 0,4 ha bắp, 2,3 ha màu, 8,5 ha tôm, thiệt hại từ 50 đến 70% là 138,2 ha mía, 0,9 ha bắp, 1,7 ha rau màu, thiệt hại từ 30 đến 50% là 370 ha mía, 3 ha bắp. Bên cạnh đó, tình trạng hạn mặn cũng gây ảnh hưởng đến cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm và vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện hàng ngàn hecta.

Quan sát thực tế tại ấp Vàm Hồ (xã An Thạnh Nam), chúng tôi ghi nhận nhiều diện tích mía của nông dân đã bị khô cháy hoàn toàn, thiệt hại cho bà con hàng tỉ đồng….Dự báo người dân ở các xã An Thạnh 3 và An Thạnh Nam có khả năng thiếu nước ngọt và nước sạch sinh hoạt trong mùa khô này.

Ông Võ Thanh Quang cho biết: Qua khảo sát thực tế, lãnh đạo huyện đề nghị các địa phương chú ý việc mở cống lấy nước ngọt vào sản xuất, sớm nạo vét các tuyến kênh nội đồng, vận động nông dân tái sản xuất phải tuân thủ khung lịch thời vụ của ngành chuyên môn, kịp thời giúp các hộ dân ổn định sản xuất và đời sống.

Một số hình ảnh về khô hạn tại tỉnh Sóc Trăng: 

Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 1
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 2
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 3
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 4
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 5
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 6
Buốt ruột nhìn đồng ruộng khô cạn, nứt toác ảnh 7
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.