Cá chết hàng loạt do xả đập ồ ạt

Người dân thu gom cá chết trên sông Sa Lung. Ảnh: Dân Việt
Người dân thu gom cá chết trên sông Sa Lung. Ảnh: Dân Việt
TP - Chiều 22/9, kết luận của Sở TN&MT Quảng Trị cho thấy, khi đập Sa Lung được xả, lượng nước đổ về lớn (khoảng 7,1 triệu m3 trong 3 ngày, từ 6 đến 9/9), lòng sông hẹp nên gây xáo trộn lớp trầm tích tích tụ dưới đáy sông, làm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm mạnh, dẫn đến cá chết hàng loạt. 

“Ngoài ra, khi đập Sa Lung xả nước, nước sông chảy mạnh, cá nước ngọt sống ở thượng nguồn bị cuốn xuống vùng hạ lưu, gặp nước mặn nên bị sốc, chết. Cá nước mặn và nước lợ cũng bị sốc và chết do tiếp xúc đột ngột với nước ngọt dồn về nhanh từ thượng nguồn”, Sở TN&MT kết luận.

Trước đó, ngày 6/9, người dân sống dọc sông Sa Lung, do Cty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị quản lý và vận hành, hoang mang khi cá nuôi và cá tự nhiên trên sông chết hàng loạt. Người dân nghi ngờ cá chết bởi chất thải công nghiệp từ các nhà máy chế biến mủ cao su ở gần sông. Song theo Sở TN&MT Quảng Trị, các nhà máy này đều đã đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo trước khi xả ra sông Sa Lung.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.