Cả nước sẽ góp giỗ

Cả nước sẽ góp giỗ
TP - Cấp tập chuẩn bị cho lễ hội Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch, Phú Thọ sắp trình lên Chính phủ đề án góp giỗ- các địa phương góp kinh phí, sản vật và sắc màu văn hóa vào lễ hội hàng năm.

Trao đổi với Tiền phong, ông Nguyễn Tiến Khôi - Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích Đền Hùng nói: Nơi thờ tổ tiên nên phải làm tốt, hết mình. Không thể dung dưỡng hành vi làm ảnh hưởng không khí hướng về cội nguồn.

Khu di tích  hàng trăm bảo vệ. Sao Đền Hùng vẫn còn hình ảnh xấu? Vừa mới đây xong, có người đuổi theo xe chúng tôi một cách quyết liệt mời mua vàng mã?

Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, tới 230 người, nhưng bảo vệ 50 người như muối bỏ bể khi mùa lễ hội đến. Kinh phí lại thấp. Nguồn thu không có như ở các điểm du lịch Chùa Hương, Yên Tử, Côn Sơn... Về  đất Tổ mà, ai lại thu phí!

Chuyện dị hóa ở Chùa Hương mùa lễ hội năm nay bị báo chí phê phán. Còn Đền Hùng?

Ngày thường, dịch vụ ăn uống đáp ứng được nhu cầu, còn ngày lễ thì không đủ. Khu dịch vụ của ban quản lý Đền Hùng phục vụ 600-700 người ăn, dân có vài ba cửa hàng nữa, không đáng kể.

Nước sạch lấy từ Việt Trì, chất lượng tốt. Nhưng khâu vệ sinh thì ngày thường tốt, ngày lễ khó kham. Chúng tôi tính toán rồi, nhưng không thể muốn là xây nhà vệ sinh được.

Cả nước sẽ góp giỗ ảnh 1
Nâng cấp đền Hùng chuẩn bị cho lễ hội

Một số công trình đang thi công liệu có kịp hoàn thành trước hội?

Kịp chứ! Chúng tôi đang làm nốt con đường từ sân hành lễ lên sân nghỉ và Đền Thượng. Tất cả đều được lát đá granit Bình Định độ bền cao. Đền Lạc Long Quân sẽ khánh thành vào ngày 4/3 âm lịch.

Cả nước sẽ góp giỗ ảnh 2

Ông Nguyễn Tiến Khôi: Lễ hội Đền Hùng nhiều chuyển biến trong bốn năm nay. Hàng quán treo bảng giá, người chèo kéo đeo bám chặt chém khách ít đi. Nhưng cứ bỏ trống trận địa là tái diễn. Ngay từ  Tết năm 2007, chúng tôi ra quân quyết liệt với hàng rong. Thật không đơn giản.

Trước đó họp dân năm lần  để giải thích, phối hợp Công an Huyện Lâm Thao tập trung sắp xếp lại trật tự bán hàng, thì có khoảng gần 600 người dồn tới bao vây công an huyện. Công an Tỉnh Phú Thọ lên giải vây. Người ta ném đá vào xe công an, vây giữ Chủ tịch Huyện Lâm Thao đến nửa đêm. 32 đối tượng bị xét xử.

Tượng Lạc Long Quân đúc từ tháng Giêng, đã yên vị ngày 25/2 vừa rồi. Tượng bằng đồng, cao hơn hai mét, nặng một tấn rưỡi, sẽ đặt tại hậu cung đền Lạc Long Quân, do giảng viên ĐH Mỹ thuật Lê Lạng Lương và Trần Bá Đua thiết kế, thợ Ý Yên- Nam Định thi công.

Năm nay, chúng tôi sẽ tu bổ tôn tạo đền Trung, cảnh quan khu ngã năm Đền Giếng, các bãi đỗ xe, bức tranh Ngày hội non sông, đường dạo và hồ nước đền Lạc Long Quân...

Còn việc Phú Thọ đề xuất Chính phủ đề án các tỉnh cùng Phú Thọ tổ chức lễ hội Đền Hùng?

Không phải do nghèo mà chúng tôi đề xuất việc đó. Đây là tổ tiên nước Việt, cũng nên đặt vấn đề góp giỗ. Nơi đây sẽ hội tụ sản vật, hội tụ màu sắc văn hóa của trăm miền đất nước, tạo thành không khí lễ hội rộng hơn. Dự tính mỗi năm có bốn tỉnh ở Bắc, Trung, Nam tham gia.

Một số tỉnh có dựng đền thờ Vua Hùng và cũng làm lễ ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Họ cũng phải về Phú Thọ góp giỗ?

Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã có ý kiến về việc xây đền vua Hùng tại các địa phương. Những nơi xây rồi thì tiếp tục khai thác, địa phương còn lại không xây.

Cùng góp giỗ cho lễ hội tại đất Tổ khác với những lễ hội vua Hùng nhỏ diễn ra tại các địa phương khác. Dự kiến, nếu được chấp thuận, sẽ góp từ năm 2010. 

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.