Các điểm du lịch quá tải từ Nam chí Bắc, từ bãi biển lên phố núi
Hàng chục tụ điểm du lịch từ Bắc vào Nam ken kín người đi nghỉ lễ. Bãi biển không còn chỗ trống, phố núi Đà Lạt "cháy phòng"khách sạn...

Các điểm du lịch "thất thủ" là cụm từ được du khách nhắc đến nhiều nhất trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Từ đỉnh Fansipan đến bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) hay Vũng Tàu, Đà Lạt, du khách tăng đột biến gây quá tải lên toàn bộ hệ thống khách sạn, giao thông, hạ tầng và các điểm tham quan.
Trong khi đó, không khí vắng lặng, yên bình bao phủ hai thành phố sôi động nhất cả nước: Hà Nội và TP.HCM.
Bãi biển chỉ người và người
Hàng chục nghìn người đổ về kín bãi biển Vũng Tàu dưới cái nắng gay gắt. Không còn nhiều khoảng trống, du khách phải chen chúc tìm chỗ tắm.
Bãi biển Đồi Dương (TP Phan Thiết) cũng “thất thủ” trước lượng du khách đổ về nghỉ lễ. Không chỉ đến tắm biển, nhiều người mang theo thức ăn, đồ uống và bãi biển ngập trong rác với túi nylon, hộp cơm, chai nước.
Lượng khách kỷ lục cũng gây quá tải bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá). Biển người như nêm, chen chúc tại các bãi tắm A, B, C.
Nhiều bãi tắm vắng khách ngày thường thì nay cũng lâm vào tình trạng không còn một chỗ trống. Du khách muốn xuống tắm biển cũng phải vượt qua hàng chục nghìn người đứng kín bãi biển và mép nước.

Tình trạng này xảy ra tại tất cả các điểm du lịch trong cả nước. Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), đỉnh Fansipan (SaPa, Lào Cai) hay Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng "thất thủ". Giao thông từ cách đó nhiều km cũng lâm vào tình trạng tắc nghẽn.
“Cháy phòng", “cháy xe", “cháy tàu"
Số lượng du khách tăng đột biến khiến bến tàu Ninh Kiều (Cần Thơ) lâm vào cảnh "cháy tàu". Trên 200 chiếc tàu ở ba bến tàu hoạt động liên tục vẫn không đủ phục vụ du khách. Theo thông kê, trung bình mỗi ngày bên tàu đưa rước trên 4.000 nghìn lượt khách.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ, riêng ngày 30/4, có khoảng 24.880 khách đến Cần Thơ tham quan và du lịch, trong đó gần 1.000 khách quốc tế.

Trong tình cảnh khan hiếm phòng, du khách cũng khó khăn trong việc mua vé vào khán đài xem pháo hoa. Tình trạng cò vé, bán vé cao hơn gấp nhiều lần so với giá niêm yết cũng diễn ra ngay gần cổng. Người dân và du khách phải bỏ ra từ 170.000 đồng đến 200.000 đồng, để mua chỗ ngồi trên sân thượng các toà nhà cao tầng.
Để tránh cảnh “màn trời chiếu đất” lúc đi nghỉ mát, nhiều du khách tại Sầm Sơn (Thanh Hoá) cho biết họ đã phải đặt phòng trước một tháng.

Theo Zing
Cùng chuyên mục

Ái nữ Bí thư Tỉnh làm Phó Giám đốc Sở KH&ĐT ở tuổi 31: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ có báo cáo

Xử lý hai phụ nữ tung tin hơn 100 ca mắc COVID-19 ở Hà Nội

200 tấn rau củ quả 'ế', người dân Hà Nội đổ ngoài đồng

Lâm Đồng có giám đốc Công an tỉnh mới

Khen thưởng 'người hùng' cứu em bé ngã từ chung cư cao tầng

Bình Dương trao các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Nghệ An đề nghị cấp hơn 11 tấn gạo hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc, bảo vệ rừng

Nam thanh niên đỡ bé gái rơi từ tầng 12 chung cư
Nông sản Hà Nội cũng cần 'giải cứu'