Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Lam.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Lam.
TPO - Nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông, sáng 4/3, Bộ Tư pháp phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông – Những giá trị lịch sử và đương đại”.

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND cho biết: Hội thảo khoa học Quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông – Những giá trị lịch sử và đương đại” được tổ chức tại quê h­ương của vua Lê Thánh Tông nhân dịp 520 năm ngày mất của ông, vừa để tưởng nhớ và tri ân sâu sắc đối với vị vua anh minh của dân tộc, đồng thời, làm rõ thêm những vấn đề cải cách pháp luật và tổ chức bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông, nhằm bổ sung lý luận và thực tiễn để vận dụng sáng tạo trong việc hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy Nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các bài tham luận, trong đó tập trung làm rõ thân thế, sự nghiệp vua Lê Thánh Tông. Về pháp luật, triều vua Lê Thánh Tông đã để lại Bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, một Bộ luật nổi tiếng về tính nhân văn, nội dung đậm chất dân tộc, một mẫu mực về trình độ và kỹ thuật lập pháp. Về quản trị quốc gia, vua Lê Thánh Tông đã thiết lập được bộ máy quản lý nhà nước khá hoàn thiện, bảo đảm quyền lực được thực thi thống nhất, thông suốt từ trung ương tới cơ sở đồng thời chấn chỉnh chế độ quan lại theo nguyên tắc đề cao phẩm hạnh và thực tài. Triều vua Lê Thánh Tông cũng đặc biệt nổi tiếng về chính sách phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng hiền tài - “nguyên khí quốc gia”.  Các tham luận và ý kiến tham gia tại hội thảo cũng góp phần làm nổi bật nhiều tư tưởng đặc sắc của vua Lê Thánh Tông, trong đó, phải kể tới tư tưởng trọng pháp, trọng kỷ luật, kỷ cương và trọng hiền tài trên nền tảng lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và tinh thần tự tôn dân tộc rất cao.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trình bày một số vấn đề về tư tưởng đức trị và pháp trị trong đạo trị quốc, an dân của Vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho công việc quản trị quốc gia hiện nay. Tư tưởng đức trị và pháp trị trong đạo trị quốc, an dân của vua Lê Thánh Tông đã gợi mở một số bài học kinh nghiệm quý báu cho công việc quản trị quốc gia hiện nay, đó là trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội phải tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật, đồng thời phải biết phát huy đầy đủ, sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp hài hòa, mẫu mực giữa đức trị và pháp trị. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức mới. Các giá trị đạo đức được thừa nhận chung ở Việt Nam là đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo đức của xã hội mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời…

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.