Cầm tay chỉ việc y tế xã

Cầm tay chỉ việc y tế xã
TP - Bác sĩ Bùi Dũng - Đội trưởng Đội Bảo vệ Bà mẹ - Trẻ em huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế viết đơn xung phong lên làm việc tại Trạm Y tế xã Hồng Hạ (huyện A Lưới, huyện xa và nghèo nhất của Thừa Thiên - Huế).

Nơi đây chỉ có một y tá sơ học làm trưởng trạm, một y sĩ đa khoa và hai nữ hộ sinh.

Cầm tay chỉ việc y tế xã ảnh 1
Các bác sỹ bệnh viện T.Ư Huế sau ca mổ tim thành công

Trạm trưởng trạm y tế xã Hồng Hạ Hồ Văn Bắc cho hay, khi chưa có bác sĩ Dũng về hỗ trợ, chính y tá Bắc cũng chưa biết sử dụng kẹp cầm máu sao cho đúng cách. Trang thiết bị tại trạm y tế xã đơn sơ với một bộ dụng cụ tiểu phẫu, hai bộ đỡ đẻ, panh, kéo.

Ở xã này, nếu có ai đó bị thương với vết cắt dài ba hoặc bốn centimet cũng là nỗi lo lớn. Khi đó bệnh nhân chỉ có cách lên BV tuyến trên để chữa trị vì cán bộ y tế của trạm chưa biết khâu vết thương.

Sau sáu tháng được tận tình hướng dẫn, y tá Bắc đã có thể khâu được vết thương cũng như nâng cao trình độ khám chữa bệnh. Đặc biệt, số ca chẩn đoán nhầm giảm hẳn, phát hiện kịp thời những ca viêm ruột thừa để kịp chuyển lên tuyến trên.

Thừa Thiên - Huế là địa phương đi tiên phong trong việc cử bác sĩ tuyến trên tăng cường cho tuyến dưới theo Đề án 1816 của Bộ Y tế.

Năm 2005, khi Đề án 1816 chưa ra đời, lãnh đạo ngành y tế Thừa Thiên - Huế đã khuyến khích, động viên bác sĩ đến với các huyện vùng sâu, vùng xa.

Y tá Bắc chia sẻ, khi chưa có bác sĩ về tăng cường, mỗi tháng chỉ có nhiều nhất 20 bệnh nhân tới khám. Giờ đây, mỗi tháng có hơn 100 lượt người tới khám, điều trị.

Khi chúng tôi tới thăm Trạm Y tế xã Đông Sơn (huyện A Lưới), bác sĩ Lê Văn Vinh, Trung tâm Phòng chống AIDS Tỉnh Thừa Thiên – Huế, về tăng cường tại trạm tròn ba tháng cho hay, nhiều bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm đường hô hấp nhẹ, bà con cũng phải đưa nhau lên BV huyện khám, vừa xa, vừa tốn kém chỉ vì cán bộ y tế địa phương không chẩn được bệnh.

Hàng ngày, tranh thủ buổi tối khi các gia đình sum họp, bác sĩ Vinh lại cùng trạm trưởng trạm y tế xã tới các gia đình tuyên truyền cách chăm sóc sức khoẻ. Nhiều trường hợp, bệnh nhân không tới được trạm y tế, bác sĩ lại đến tận nhà khám và điều trị hàng tuần liền.

Tất cả các xã có bác sĩ

PGS.TS Nguyễn Dung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết trong sáu tháng đầu năm 2009 đã có 63,62 phần trăm số lượt người khám chữa bệnh tại trạm y tế xã/tổng số lượt người khám chữa bệnh của toàn tỉnh.

Đến nay, tất cả trạm y tế xã của Thừa Thiên - Huế có bác sĩ, được trang bị máy vi tính và nối mạng Internet, bước đầu tổ chức giao ban qua mạng giữa trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã.

PGS.TS Phạm Như Hiệp - Phó Giám đốc BV T.Ư Huế, cho biết, BV T.Ư Huế được giao hỗ trợ năm bệnh viện đa khoa các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.

Các bác sĩ được cử đi tăng cường tuyến tỉnh phải là những người có trình độ sau đại học, công tác chuyên ngành ít nhất năm năm, có khả năng tác chiến độc lập trong các lĩnh vực tham gia hỗ trợ.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.