Cán bộ phải giải trình về tài sản, thu nhập

Cán bộ phải giải trình về tài sản, thu nhập
TP - Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp, Tiến Sĩ Đinh Xuân Thảo nói: Thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng đạt một số kết quả nhất định. Chúng ta được thế giới nâng hạng lên thứ 29/200 quốc gia.

> Xử lý người đứng đầu chưa nghiêm

Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế, do thực thi pháp luật và do bản thân các quy định của Luật.

 Cần quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu có thể, phải luật hóa việc xác định trách nhiệm người đứng đầu để răn đe, phòng ngừa, hạn chế được việc nể nang, dung túng hành vi tham cho nhũng của người dưới quyền

Ví dụ vấn đề minh bạch tài sản. Anh có thu nhập thì thu nhập đó hợp pháp hay không hợp pháp? Việc đó liên quan đến minh bạch hóa tài sản - điều này ở các nước rất được quan tâm.

Quan chức trong bộ máy nhà nước thu nhập bao nhiêu, vào trụ sở Quốc hội kiểm tra được hết. Nhưng chúng ta chưa làm được. Khi còn sử dụng nhiều tiền mặt, việc kiểm soát sẽ càng khó khăn.

Dự thảo Luật lần này quy định công khai tài sản. Vấn đề tranh luận là công khai ở đâu. Trước hết, có lẽ nên công khai ở cơ quan - nơi người đó công tác, vì công khai ở khu phố anh sống thì sẽ rất phức tạp.

Nhưng nếu như vậy, nhân dân sẽ không có cơ sở để giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, thưa ông?

Chúng ta phải dựa vào nhân dân để chống tham nhũng. Nhân dân với tư cách là cử tri, cho nên họ có quyền được thông tin, anh phải có trách nhiệm giải trình về tài sản, hoặc là cơ quan quản lý của anh phải giải trình.

Chúng ta có thể tham khảo các nước - có một nơi lưu trữ thông tin về tài sản của cán bộ, để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát. Một người có tài sản lớn, vậy thì cử tri có quyền hỏi thu nhập của anh một tháng là bao nhiêu, ở đâu ra.

Biết đâu anh đang trốn thuế, đang có thu nhập không chính đáng - lẽ ra khoản đó phải vào ngân sách nhà nước. Chúng ta phải có cơ chế làm rõ những vấn đề đó.

Như ông nói phải cần có một cơ quan thẩm tra tài sản của cán bộ sau khi kê khai. Cơ quan nào làm việc này để tránh trở thành việc “nội bộ” thiếu khách quan?

Hiện nay cũng đã có quy định. Đối với cán bộ, công chức thì có thanh tra công vụ. Nhưng chức năng thanh tra việc kê khai tài sản thì vụ tổ chức cán bộ phải nắm, phải thẩm tra.

Như trước đây, khi tôi ứng cử ĐBQH thì cũng kê khai tài sản và Vụ tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra.

Tuy nhiên, một cán bộ chịu sự giám sát của nhiều tổ chức. MTTQ cũng có thể thay mặt cho nhân dân giám sát. Nhưng để thực chất, bây giờ phải xác định diện làm đến đâu, như thế nào. Không nên làm tràn lan rộng quá.

Trước mắt chỉ nên tập trung một số đối tượng diện hẹp. Tất nhiên mọi người đều phải kê khai, nhưng việc thẩm tra, kiểm tra nghiêm ngặt có lẽ nên làm từ cấp cao nhất. Ví dụ chia 4 bậc, thì cứ làm một hai bậc phía trên đã.

Nguyễn Tuấn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.