Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017

TPO - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2017) và kỷ niệm 22 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2017), sáng 8/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017.
Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 1

 Đúng 7h30 hôm nay, tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra Lễ thượng cờ ASEAN 2017. Lễ Thượng cờ hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN đã trở thành thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết của ASEAN với nhân dân các nước trong khu vực. Lễ Thượng cờ năm nay càng có ý nghĩa hơn khi ASEAN chào đón Ngày Kỷ niệm Vàng, Hiệp hội bước vào tuổi 50.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 2

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, và đại diện các đơn vị của Bộ Ngoại giao đã dự lễ.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 3

Về phía Đoàn Ngoại giao có: ngài Jorge Rondón Uzcátegui, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Bolivar Venezuel tại Hà Nội, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội; các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và các Đối tác của ASEAN tại Hà Nội.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 4
Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 5

Cờ ASEAN trang trọng được đưa vào khu vực làm lễ thượng cờ.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 6

ASEAN hình thành dựa trên Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, với hai mục tiêu cơ bản: Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á; Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, tự do và thịnh vượng. Các nước thành viên ASEAN đã không chỉ phấn đấu để đạt được mục tiêu chung đó mà còn đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 7

Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN năm 2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN, có ý nghĩa đặc biệt với Hiệp hội, khu vực cũng như từng nước thành viên. Với dân số 630 triệu dân, tổng GDP gần 3 nghìn tỉ USD, mức tăng trưởng 4.7% năm 2016, ASEAN hiện là động lực của nền kinh tế khu vực.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 8

Trở thành một tổ chức có uy tín ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN ngày nay hoạt động dựa trên Hiến chương ASEAN cùng các giá trị và nguyên tắc hoạt động thống nhất. Phương cách ASEAN được xây dựng trên nền tảng văn hóa phương Đông, coi trọng sự đoàn kết và phồn vinh chung, sự khoan dung và hài hoà lợi ích trong tập thể, giúp làm nên thành công của ASEAN suốt 5 thập kỷ qua.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 9

"Đây là thời khắc chúng ta có thể tự hào nhìn lại chặng đường phát triển bền bỉ, nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong nửa thập kỷ qua để cùng nhau tiến bước vì tương lai chung của Cộng đồng ASEAN" Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam,  ông Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi lễ.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 10

Trong quá trình phát triển, ASEAN giữ vững vai trò là nhân tố quan trọng đối với hoà bình, ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực; có quan hệ rộng mở với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn trên thế giới; mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho từng nước thành viên, nhất là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 11

Các vị khách quốc tế cùng chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Cận cảnh Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017 ảnh 12

Hợp tác ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Việt Nam. Từ khi gia nhập năm 1995 đến nay, Việt Nam tự hào đã tham gia tích cực, chủ động và đóng góp không nhỏ vào tiến trình hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong quá trình đó, Việt Nam đã tăng cường đoàn kết thống nhất, tham gia xây dựng định hướng lớn phát triển Hiệp hội và đi đầu trong một số lĩnh vực hợp tác. Bên cạnh đó, Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến để duy trì môi trường an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.