Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn

Hơn 10 ngày nay, công nhân tiến hành dựng rào chắn, giăng lưới, đục đẽo phá bỏ một trong những tháp nước từ thời Pháp đang bị bỏ hoang ở TP HCM. ​
Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 1

Thủy đài được xây dựng đầu thế kỷ 20 đã hỏng và bỏ không hơn 20 năm nay bên đường Tô Ký, quận 12 (TP HCM). Tháp nước này bị hiện tượng bị nhiều mảng bê tông rơi vỡ khiến người dân sinh sống xung quanh lo sợ sẽ có ngày đổ sập. 

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 2

Hơn 10 ngày nay, công nhân tiến hành dựng rào chắn, giăng lưới bao quanh công trình này để tháo dỡ.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 3

Công nhân dựng thêm mái che ở con hẻm bên cạnh để đảm bảo an toàn, đề phòng những mảng bê tông, sắt thép rơi xuống gây nguy hiểm cho người dân.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 4

Phủ các ngôi nhà xung quanh bằng tấm bạt lớn. Ông Quốc Tân, người phụ trách đội tháo dỡ cho biết, so với những dự án ông từng phá bỏ thì công trình này ông gặp nhiều khó khăn hơn.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 5

Khoảng hơn 10 năm trước, từng có một đơn vị tiến hành tháo dỡ một số chi tiết như ống nước, thang leo... Tuy nhiên, họ lại không tiếp tục phá bỏ toàn bộ.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 6

Sau khi rào chắn, trùm lưới, đội thi công phá dỡ một mảng bê tông giữ các chân tháp bên dưới bể để đẩy xà bần, sắt thép xuống.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 7

Để lên phía trên bể tháp, họ phải đục một lỗ lớn mặt dưới bể rồi dùng thang lên khoan bắn hàng chục lỗ xung quanh, phá bỏ từng phần.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 8

Sau hơn một tuần thi công, nhóm công nhân đã tháo dỡ phần nắp, cắt được một mảng lớn trên bể tháp của thủy đài khổng lồ cao bằng tòa nhà 5 tầng.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 9

Bên trong bể tháp, nhóm 6 công nhân dùng máy khoan, đục rồi cắt từng mảng bê tông, cốt thép dày hơn 10 cm, cao hơn 3 m, rộng khoảng 2 m, sau đó tách rời chúng để đẩy xuống phía dưới.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 10

Một mảng bê tông lớn đã được phá bỏ, bên dưới ngổn ngang xà bần, sắt thép.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 11

Mặt trong của bể tháp bị ố vàng sau nhiều năm chứa nước, bị bỏ hoang.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 12

Sau khi tách rời bê tông và cốt thép, xà bần rơi xuống phía dưới thành đống, một công nhân khác liên tục đẩy chúng xuống đất.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 13

Những công nhân này cho biết, họ đã tháo dỡ hàng chục thủy đài có hình dáng khác nhau ở Sài Gòn. So với việc tháo dỡ nhà cửa thì phá bỏ thủy đài phức tạp hơn nhiều bởi chúng kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn, không gian thi công nhỏ hẹp, họ phải phá từng phần để đảm bảo an toàn.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 14

Những mảng bê tông khác được đẩy xuống đất, công nhân khác sẽ đập nhỏ để tách cốt thép. Sau khi hoàn thành, số xà bần này sẽ được chuyển đi, trả lại mặt bằng cho khu đất.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 15

Đống cốt thép cùng một số ống nước bằng sắt cuối cùng gắn trên bể nước gần 100 năm nay được tháo dỡ. Ông Tân cho biết thêm, theo hợp đồng, nhóm tháo dỡ sẽ phải phá bỏ thủy đài này trong vòng 25 ngày.

Cận cảnh phá dỡ thủy đài khổng lồ ở Sài Gòn ảnh 16

Bà Nguyễn Thị Em, người sống bên thủy đài này từ năm 1975 chia sẻ: "Tôi đã gắn bó với tháp nước này hơn 40 năm, lâu nay nó đã bị hư hỏng. Những mảng bê tông thỉnh thoảng rơi xuống khiến nhiều người qua lại giật mình, lo sợ. Sau khi phá bỏ, người dân chúng tôi sẽ không còn phải phập phồng, lo âu, nhất là khi có mưa to, gió lớn".

TP.HCM hiện tại có gần 100 thủy đài, trong đó có nhiều chiếc được xây dựng từ thời Pháp và trước năm 1975. Hiện các tháp nước này bị bỏ quên hàng chục năm qua, hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ sập bất cứ lúc nào.

Ngoài thủy đài trên, vừa qua (5/3), lãnh đạo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) cho biết đang lên kế hoạch tháo dỡ 7/8 thủy đài hình nấm bị bỏ hoang khắp TP hơn 40 năm nay. Sau khi tháo dỡ, dự kiến mặt bằng của các tháp nước này sẽ làm các hồ chứa nước ngầm phục vụ cho mục đích cấp nước an toàn, phòng cháy chữa cháy và các trạm châm clo, nâng cao chất lượng nguồn nước.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG