Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính
TPO - Đại lễ Vesak 2014 sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) từ ngày 7 đến 11/5/2014. Mặc dù chỉ vỏn vẹn trong 4 ngày nhưng Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã đầu tư 4 hội trường phục vụ cho các cuộc hội thảo, một khách sạn 4 sao với 54 phòng nghỉ, bố trí cho 160 khách trong đó có 4 phòng dành cho tổng thống .
Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 1
 

Chùa Bái Đính, nơi diễn ra Đại lễ Vesak quốc tế 2014

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 2

Một góc tiếp khách của phòng dành cho tổng thổng

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 3

Khung cửa sổ phòng dành cho tổng thổng được thiết kế bằng kính chống đạn có thể quan sát toàn bộ khuôn viên ngôi chùa

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 4

Một góc ngoài căn phòng dành cho tổng thống

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 5

Một trong 4 hội trường dành cho các buổi hội thảo trong dịp Đại lễ

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 6

Cổng chính tiến vào chùa Bái Đính

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 7 
Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 8

Khu vực đường Tràng An được treo gần 100 quốc kỳ

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 9

Đoàn du khách Thái Lan đã có mặt tại chùa Bái Đính từ ngày 4/5

Nguồn gốc Đại lễ Vesak

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn - là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích ca mâu ni, đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào…

Một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất và đã được các truyền thống Phật giáo chấp nhận trong kỳ Ðại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961.

Trước năm 1964 tại Việt Nam các chùa và Hội Phật giáo đều tổ chức Lễ Phật đản vào ngày Mùng 8 tháng 4 Âm lịch. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời vào năm 1964, thống nhất Lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch theo quyết định chung của Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ nhất năm 1950 họp tại Tích Lan và lần thứ 3 năm 1952 họp tại Nhật. Từ đó đến nay, Phật giáo Việt Nam đều lấy ngày Rằm tháng 4 Âm lịch làm Đại lễ Phật đản.

Ngày Phật đản Quốc tế Vesak

Cận cảnh phòng tổng thống tại chùa Bái Đính ảnh 10

Điện tam thế trong quần thể chùa Bái Đính

Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn.

Đến ngày 12/11/1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

Kể từ năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và tới nay là năm 2014.

Đây là một vinh dự lớn lao cho hàng tỷ người yêu mến và theo đạo Phật trên thế giới, vì duy nhất chỉ có đức Phật mới được Đại hội đồng LHQ tuyên dương và công bố Đại lễ Vesak hằng năm cho toàn thế giới.

Đại lễ này diễn ra với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo về các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian của nước đăng cai; du lịch thăm quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo.

MỚI - NÓNG