Cảnh sát Biển VN nâng phạm vi hoạt động

Cảnh sát Biển VN nâng phạm vi hoạt động
TP - Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ đóng tàu lớn để mở rộng hoạt động đến hết khu vực ranh giới ngoài thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

> Lãnh đạo cảnh sát biển châu Á gặp nhau tại Hà Nội

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam, trao đổi với báo chí nhân Hội nghị Những người đứng đầu Cảnh sát Biển châu Á lần thứ 7.

Tàu cảnh sát biển
Tàu cảnh sát biển.

“Chính phủ đã có quyết định cho lực lượng Cảnh sát Biển (CSB) triển khai đóng những loại tàu lớn hơn, có thể hoạt động dài ngày trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp, nhằm nâng tầm hoạt động của CSB đến hết khu vực ranh giới ngoài thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế. Đặc biệt, trên những vùng biển của ta, vùng biển giáp ranh giới, vùng biển có tranh chấp về chủ quyền, phải có sự hiện diện thường xuyên, liên tục của CSB Việt Nam”, Trung tướng Lĩnh nói.

Một mặt duy trì an ninh, trật tự trên biển, một mặt hỗ trợ ngư dân nói riêng và nhân dân yên tâm sản xuất, kinh doanh; nếu xảy ra vấn đề gì, CSB sẽ kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ, ông nói.

Để giải quyết những vấn đề như cướp biển, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển người, ma túy trái phép, tìm kiếm cứu nạn thảm họa, thiên tai…, CSB Việt Nam đã phối hợp với một số nước diễn tập qua mạng về xử lý thông tin, tình huống, để tiến tới diễn tập thực binh trên biển trong một số tình huống, như chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố môi trường…

CSB Việt Nam mỏng về lực lượng và thành lập muộn hơn nhiều nước (năm 1998), nên cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng như Hải quân, Biên phòng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Bộ NN & PTNT, Trung tướng Lĩnh nói.

Ông Lĩnh cũng cho biết, CSB Việt Nam và CSB Philippines vừa ký thỏa thuận lập đường dây nóng về mặt nguyên tắc. Tới đây, hai bên sẽ soạn thảo quy chế phối hợp cụ thể, để khi có tình huống trên biển sẽ cùng giải quyết kịp thời.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.