Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu

Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu
TP - Chủ đầu tư nói, đơn vị thi công vội chặt cây trong khi chủ đầu tư chưa hạ lệnh, còn Sở Xây dựng khẳng định chủ đầu tư đã vi phạm.
Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu ảnh 1
Cây giành giành 300 tuổi bị đẵn gỗ  Ảnh: Đ.T.T

Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế - Cty Đầu tư Xây dựng & Dịch vụ Thương mại Số 5 cho biết, bản vẽ thiết kế được Cục Di sản (Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) cùng Sở VHTT&DL Hà Nội phê duyệt.

Có thể, chủ đầu tư là UBND Quận Ba Đình tưởng rằng số cây xanh cổ thụ trong đền Voi Phục là thuộc về ban quản lý đền nên không thông qua Sở Xây dựng Hà Nội.

Cty này cho rằng, đây là việc bất đắc dĩ và, khi thiết kế, công ty đã trình ra hai phương án về cây xanh: Di dời hoặc chặt hạ cây. Rốt cục, theo lý lẽ của ban quản lý đền Voi Phục, cây bồ kết và cây giàng giàng không thể di dời được nên phải chặt. Cty Số 5 nói, đây là việc bất đắc dĩ, và chắc chắn sẽ trồng cây muỗm bù vào.

Hôm qua, ông Hiếu - Trưởng phòng Môi trường - Sở Xây dựng Hà Nội nói với Tiền Phong, về nguyên tắc, từ việc tỉa cành cho cây có đường kính 20cm trở lên cho đến chặt cây giải phóng mặt bằng trong công trình đều phải tuân thủ Quyết định 6032 của UBND TP Hà Nội ban hành tháng 11/1993, tức là phải xin phép Sở Giao thông Công chính trước đây, nay chuyển sang Sở Xây dựng. Sở Xây dựng sẽ cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa.

Cũng theo ông Hiếu, việc vi phạm của chủ đầu tư là rõ ràng. “Số cổ thụ và cây xanh trên nằm trong một di tích quốc gia, mà di tích quốc gia do Bộ VHTT&DL quản lý, do đó chủ đầu tư có thể cho rằng hoạt động đốn hạ cây không cần phải chịu sự điều chỉnh của một văn bản quy phạm pháp luật của TP Hà Nội?”.

Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu ảnh 2
Đền Voi Phục chụp cuối thế kỷ 19 (ảnh tư liệu)

Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu ảnh 3 Việc chặt hạ cổ thụ trong dự án đền Voi Phục, Sở không cấp phép vì chủ đầu tư không làm công văn thủ tục gửi lên. Khi Sở biết việc đó, đã giao cho thanh tra xuống làm việc ngay và đã lập biên bản kiểm tra, đình chỉ hoạt động đốn hạ cắt tỉa cây ở đền Voi Phục Chặt cổ thụ trong đền Voi Phục: Tiền đốn hạ tấu ảnh 4

Trưởng phòng Môi trường - Sở Xây dựng Hà Nội

Ông Hiếu khẳng định: “Không đúng. Bởi vì Cục Di sản phê duyệt về mặt xây dựng kiến trúc, nhưng khi chúng tôi cấp phép chặt hạ cây thì phải có hồ sơ duyệt.

Với cây xanh, có những cây phải đánh chuyển, có những cây chỉ tỉa cành, có những cây phải chặt hạ. Nếu họ nói thế là viện lý do thôi, chứ không thể nói phê duyệt rồi là không cần cấp phép. Cấp phép chặt hạ cây và phê duyệt dự án là hai việc khác nhau”.

Trao đổi với Tiền Phong chiều qua, đại diện ban quản lý dự án quận Ba Đình nói, chủ đầu tư đang làm hồ sơ xin cấp phép chặt hạ cây trong đền Voi Phục.

Giải thích chuyện tiền đốn hạ tấu này, trưởng ban quản lý dự án Ba Đình cho rằng: “Bên thi công vội vàng chặt cây quá. Chứ bên chủ đầu tư đã đồng ý đâu. Phía thi công cứ nghĩ đơn giản là dự án đã được phê duyệt rồi, cứ làm thôi”.

Hỏi: “Nhưng dự án đã khởi công từ ngày 4/7, khâu đầu tiên là giải phóng mặt bằng, trong đó có đốn chặt cây?”. Chủ đầu tư nói: “Nhưng trong đó có nhiều hạng mục, chứ không chỉ có giải phóng mặt bằng phía sau đền Mẫu nơi có cây bồ kết và cây giàng giàng”.

Vị trưởng ban quản lý dự án Quận Ba Đình cũng cho biết, những cây bạch đàn trong đền ảnh hưởng môi sinh, số cây này trồng từ hồi trước một cách không tính toán. Còn phương án di dời cũng đã được chủ đầu tư nghĩ đến, nhưng không thể dời cây bồ kết và cây giàng giàng cổ thụ 300 năm tuổi.  

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.