Chi tiêu ngân sách, có sai phạm sao vẫn nhất trí?

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi tại sao phát hiện sai phạm trong chi tiêu ngân sách, mà Quốc hội vẫn nhất trí
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi tại sao phát hiện sai phạm trong chi tiêu ngân sách, mà Quốc hội vẫn nhất trí
TPO - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước băn khoăn về thái độ của Quốc hội, khi “kiểm toán nêu ra một loạt sai phạm, nhưng khi biểu quyết lại nhất trí, năm nào cũng thế”.

Hai lần đề nghị “rút kinh nghiệm”

Trình bày báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước tại phiên họp sáng 17/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng  cho biết, Quốc hội quyết định mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP.

Quyết toán số bội chi là 154.126 tỷ đồng, so dự toán vượt 13.926 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP thực tế, nằm trong tỷ lệ bội chi Quốc hội cho phép.

Tuy nhiên, thẩm tra sơ bộ, có ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, số bội chi như báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh hết tình hình bội chi, như: chưa tính đủ số hoàn thuế giá trị gia tăng phát sinh trong năm, nợ đọng xây dựng cơ bản, tạm ứng vốn lớn chưa thu hồi. 

Chi tiêu ngân sách, có sai phạm sao vẫn nhất trí? ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ xác định lộ trình cụ thể để xử lý những khoản nợ và khoản ứng nêu trên, nhằm bảo đảm tính chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích, mặc dù tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước tính trên GDP có giảm so với dự toán (4,8%) nhưng số bội chi lại tăng 13.926 tỷ đồng so với dự toán được Quốc hội quyết định.

“Việc Chính phủ điều hành tăng bội chi ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng giải ngân nguồn vốn ODA (tăng 17.143 tỷ đồng) theo báo cáo của Chính phủ là tích cực, nhưng việc chưa có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện, là chưa phù hợp với khoản 2, điều 49 của Luật Ngân sách Nhà nước, đề nghị Chính phủ cần rút kinh nghiệm”, ông Hiển nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra.

Vẫn liên quan chi ngân sách, Chính phủ đề nghị cho phép quyết toán chi chuyển nguồn số tiền 383,02 tỷ đồng do việc thu hồi vốn của một số dự án chậm giải ngân để phân bổ cho một số dự án khác của các bộ, ngành.

Thường trực cơ quan thẩm tra lại thêm một lần đề nghị Chính phủ cần rút kinh nghiệm, trước khi thực hiện cần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo thẩm tra sơ bộ còn chỉ ra khá nhiều căn bệnh đã được nêu từ các năm trước song vẫn chưa thuyên giảm đáng kể. Như, chi thường xuyên vẫn còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích.

Có sai phạm sao vẫn nhất trí

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ, rằng tại sao chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế và kiến nghị tăng thu 4000 tỷ đồng, giảm chi 5000 tỷ đồng mà cuối cùng cả cơ quan thẩm tra và kiểm toán đều đi đến kết luận đồng ý với con số được Bộ Tài chính báo cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển giải thích, theo quy định của luật, phát hiện sai sót thời điểm nào thì xử lý tại thời điểm đó, nên những kiến nghị về thu, chi ngân sách năm 2012 sẽ được xử lý vào năm 2013.

Về nguyên tắc đồng ý như vậy, nhưng nếu qua kiểm toán và thẩm tra phát hiện khoản chi hoàn toàn không đúng mà vẫn chấp nhận quyết toán chi thế này tức là chấp nhận thiếu sót đó?, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu băn khoăn.

Chi tiêu ngân sách, có sai phạm sao vẫn nhất trí? ảnh 2

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu lo ngại, “tôi không yên tâm khi nhìn vào báo cáo vì tồn tại, vi phạm năm sau giống như năm trước và còn nghiêm trọng hơn”.

Nhiều khoản thu đạt rất thấp mà chưa nêu được lý do chính đáng, rồi nợ thuế, thất thu thuế cũng rất đáng lo ngại, ông Giàu nhận xét.

Giải thích việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển, theo quy định của luật, phát hiện ở thời điểm nào, xử lý ở thời điểm đó. Phát hiện năm 2012, Kiểm toán vào 2013 nên gộp vào xử lý của năm 2013.

“Chỉ sợ nhất là không phát hiện, chứ nếu phát hiện là quyết tâm thu hồi”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nói.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước băn khoăn về thái độ của Quốc hội, khi “kiểm toán nêu ra một loạt sai phạm, nhưng khi biểu quyết lại nhất trí, năm nào cũng thế”.

“Năm sau, khi quyết toán ngân sách nhà nước 2013 thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phải trả lời tại sao cứ sai hết năm này sang năm khác và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội”, ông Ksor Phước đề nghị.

“ Tôi ở Quốc hội 4 khóa, từ khóa X đã nghe rồi, mà nay khóa XIII. Nếu cứ như thế, Quốc hội đâu là pháp quyền, đâu là quyền lực của nhân dân, đâu đại diện cho nhân dân”, ông Ksor Phước nói.

Chi tiêu ngân sách, sai từ gốc?

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn chỉ ra rằng, chi tiêu ngân sách có thể sai từ gốc khi pháp luật quy định một kiểu, nghị định, thông tư lại quy định kiểu khác.

Phó Chủ tịch Quốc cũng cũng đặt vấn đề: “Vậy trách nhiệm của những người ra thông tư, nghị định sai là như thế nào? Nếu cứ để tình trạng như thế này sẽ sai suốt”.

Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị, phải bàn kỹ nguyên nhân của tình trạng khai man thuế, nợ đọng thuế. Vì trốn thuế, gian lận thuế là vấn đề rất trầm trọng, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI… Diễn đàn Quốc hội đã nhiều lần nêu mà vẫn để xảy ra. 

"Quản lý nhà nước, thực thi công vụ chưa nghiêm, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe dù chế tài pháp luật không thiếu", Phó Chủ tịch Quốc hội nêu. 

Phó Chủ tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị làm rõ tình trạng chi thường xuyên vẫn còn lãng phí, chi sai chế độ, không đúng mục đích. Thậm chí, năm nay, có tới 20/34 tỉnh, thành phố được kiểm toán vượt chi. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có giải pháp điều hành tốt hơn.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ Tài chính phải có biện pháp để hàng năm những tồn tại hạn chế dù có lặp lại nhưng mức độ, quy mô hẹp hơn, nhỏ hơn. Chứ không thể để triền miên, năm sau lặp lại nghiêm trọng hơn năm trước như hiện nay.

Thu ngân sách tăng 1,9%, chi vượt 12,5%

Thu ngân sách chỉ tăng 1,9%, tương đương 14.072 tỷ đồng thì chi quản lý hành chính tại hầu hết các địa phương đều vượt dự toán, tăng 12,5%, tương đương 9.924 tỷ đồng.

20/34 tỉnh được kiểm toán có chi quản lý hành chính vượt trên 30%, báo cáo thẩm tra nêu rõ. tỷ đồng đối với niên độ ngân sách 2012.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.