Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo không tiếng nổ

Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo không tiếng nổ
Bộ trưởng Vũ Đức Đam ngày 26/-5 cho biết Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo hỏa thuật giải trí, song việc sửa quy định pháp luật không phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ.

Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo không tiếng nổ

Bộ trưởng Vũ Đức Đam ngày 26/-5 cho biết Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo hỏa thuật giải trí, song việc sửa quy định pháp luật không phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ.

Sản phẩm của Nhà máy Z121 tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không có tiếng nổ. Ảnh: MINH NGUYÊN
Sản phẩm của Nhà máy Z121 tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không có tiếng nổ. Ảnh: MINH NGUYÊN.

Ngày 26-5, trả lời câu hỏi của báo chí về đề xuất cho đốt pháo hoa không tiếng nổ vào dịp Tết Nguyên đán tại cuộc họp báo Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết quy định pháp luật hiện hành cấm đốt pháo, do vậy nay muốn thay đổi thì phải tiến hành sửa các văn bản quy phạm pháp luật.

“Đối với vấn đề đốt pháo, nếu quy định bằng luật thì phải sửa luật, quy định bằng nghị định thì sửa nghị định. Chính phủ sẽ xem xét đề xuất này. Tuy nhiên việc sửa luật thì không chỉ là ý muốn của Chính phủ mà còn là căn cứ vào chương trình làm luật của Quốc hội để bàn và thông qua” - Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Trước đó, trả lời PV, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết pháo không có tiếng nổ (pháo hỏa thuật giải trí) là loại pháo do Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng sản xuất và phân phối.

Đại tá Nguyễn Khắc Hội, Giám đốc Nhà máy Z121, cho biết việc sản xuất pháo hoa và các phụ kiện nổ tại Việt Nam đã được nhà máy thực hiện từ nhiều năm nay và hiện vẫn là đơn vị “độc quyền” trong lĩnh vực này.

Pháo hỏa thuật giải trí thực chất là một sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo này không gây độc hại, không gây cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đến nay, Nhà máy Z121 đã sản xuất khoảng 10 loại pháo này, qua thử nghiệm đều đạt hiệu quả cao.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. Sau khi thử nghiệm, lãnh đạo Tổng cục 7 thấy rằng đây là loại pháo thân thiện với môi trường và có thể đưa ra thị trường. Ở một số nước cũng sản xuất loại pháo này và gọi là pháo hoa đồ chơi.

Theo ông Vệ, trước mắt, Nhà máy Z121 cần đăng ký chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua.

“Sau đó Bộ Công an sẽ sửa đổi Thông tư 08 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 36) để sớm đưa sản phẩm vào cuộc sống, nhanh thì có thể ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2014”- ông Vệ nói.

Theo T.Dũng
Người Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.