Chính phủ thống nhất trình Quốc hội việc mở rộng thủ đô

Chính phủ thống nhất trình Quốc hội việc mở rộng thủ đô
TP - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, tại phiên họp thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã thống nhất có Tờ trình lên Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội. 

Quốc hội sẽ xem xét tờ trình và thông qua tại kỳ họp thứ 3, khai mạc ngày 6/5 tới

Chính phủ thống nhất trình Quốc hội việc mở rộng thủ đô ảnh 1
Khu đỗ thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Tây) sắp trực thuộc Hà Nội

Hà Nội tương lai - Một đô thị đa chức năng

Theo tờ trình này, Thủ đô Hà Nội trong tương lai sẽ theo mô hình đô thị đa chức năng (có nghĩa Hà Nội phải trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, giao dịch quốc tế… của cả nước).

Theo đó, địa giới hành chính mới của Thủ đô Hà Nội sẽ bao gồm toàn bộ diện tích của thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đông Xuân (huyện Lương Sơn, Hòa Bình).

Như vậy, sau sáp nhập, Thủ đô Hà Nội sẽ có tổng diện tích tự nhiên là  334.470 ha, dân số là hơn 6 triệu 232 nghìn nhân khẩu.

“Nếu được Quốc hội chấp thuận, việc sáp nhập sẽ được chính thức thực hiện vào ngày 1/7/2008. Đây cũng chính là mốc thời gian để HĐND, UBND và các cơ quan, ban ngành của hai địa phương tiến hành sáp nhập, cơ cấu và kiện toàn lại tổ chức” - Ông Tuấn cho biết.

Những khó khăn nào đã được lường đến?

Theo Bộ trưởng Trần Văn Tuấn, một số ý kiến băn khoăn khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ bàn bạc và cân nhắc kỹ.

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho biết, Chính phủ đã bàn và thấy rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng khắc phục các khó khăn và các băn khoăn nêu trên.

“Việc vùng thoát lũ, thực tế chúng ta đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện lớn, vì thế khả năng không có tình huống nước lớn đến mức phải thực hiện xả lũ là có thể đảm bảo được” - Ông Tuấn nói.

Cử tri Hà Nội:

Việc mở rộng thủ đô thời điểm này là không phù hợp

TP - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội vừa tổng hợp ý kiến-kiến nghị của cử tri và nhân dân Thành phố Hà Nội (trước kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá XII) gửi đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội.

Đặc biệt, liên quan đến việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô, cử tri đề  nghị Quốc hội xem xét kỹ vấn đề này.

Việc mở rộng Hà Nội tại sao không có những hình thức trực tiếp xin ý kiến của nhân dân như thông qua việc tiếp xúc cử tri hoặc tiến hành điều tra xã hội học để lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Việc mở rộng Hà Nội thời điểm này là không phù hợp vì Hà Nội đang phải căng sức để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chống lạm phát.

Cử tri Hà Nội cũng cho biết, đời sống công nhân, nông dân, người về hưu và các đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn (tiền lương tăng không theo kịp với mức tăng của giá cả thị trường). Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp các ngành kiềm chế lạm phát, kiểm tra lại việc tăng GDP nhưng đời sống nhân dân lại đi xuống.

Cử tri cho rằng, giá điện  quá cao, việc thu làm nhiều mức giá là bất hợp lý. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu lại giá phù hợp, có chính sách cho từng vùng, từng đối tượng sử dụng, không thu theo nhiều mức giá như hiện nay. Theo cử tri, việc phát lương hưu trí tại phường và lĩnh lương bằng thẻ ATM là không hợp lý, cần xem xét, điều chỉnh. 

Còn vấn đề vùng rau xanh, chúng ta sẽ có những chủ trương phù hợp để phát triển các vùng rau xanh cho thủ đô mới. Còn đối với làng nghề truyền thống, Hà Nội hiện nay cũng có làng nghề truyền thống, vì vậy khi hợp nhất chúng ta có chủ trương chính sách đúng thì không những làng nghề không bị ảnh hưởng mà còn phát triển tốt hơn.

Về văn hóa, Hà Tây trước đây có một bộ phận nhập về với Hà Nội từ 1978-1991 (Sơn Tây và một số huyện) thì nay việc hòa nhập với Hà Nội sẽ rất nhanh vào nền văn hóa chung của thủ đô.

Đối với ý kiến khá gay gắt rằng: “nhập Hà Tây về Hà Nội có nông thôn hóa thành thị không?”,  Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho biết: Chính phủ cũng đã bàn và đánh giá, trước mắt cũng có những khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo tập trung thì dứt khoát trong một thời gian  chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống của người dân vùng ngoại thành Hà Tây và ngoại thành Hà Nội để có điều kiện xây dựng thủ đô phát triển. 

Chính phủ làm đúng luật

Trả lời câu hỏi vì sao Chính phủ lại quyết định mở rộng Hà Nội mà không tiến hành trưng cầu ý kiến của nhân dân của Hà Nội và Hà Tây? Có phải quyết định vội vã không, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho rằng, không phải Chính phủ “lặng lẽ” sáp nhập mà đã làm theo trình tự: cho lấy ý kiến của HĐND của Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.

“Thể chế chính trị của chúng ta là dân chủ đại diện, việc phương án mở rộng Hà Nội được đưa ra lấy ý kiến HĐND của 4 địa phương -đại biểu  HĐND là đại diện cho dân - mà bỏ phiếu 100% nhất trí thì không thể nói rằng Chính phủ làm không đúng luật. Và không có gì vội vã cả” - Bộ trưởng Tuấn khẳng định.

Ông Tuấn cũng nói rõ, việc mở rộng thủ đô Hà Nội là một vấn đề khá nhạy cảm và đã được Trung ương chỉ đạo từ thập kỷ trước. Chính vì vậy, mọi vấn đề sau khi Chính phủ xem xét thì phải được quyết định ngay, nếu không sẽ dễ nảy sinh những vấn đề tiêu cực khó lường trước, đặc biệt là vấn đề về đất đai và bộ máy quản lý.

“Thông tin đã đưa ra vì vậy phải làm ngay. Nếu không làm ngay mà quản lý đất đai không tốt, thì  rất khó cho quy hoạch. Chính phủ đã xác định đây là một việc lớn phải phối hợp  làm cho tốt. Khó khăn là bố trí cán bộ cho đúng. Nhưng cũng không phải vì thế mà kéo dài thời gian được” - Ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, Chính phủ từ đầu năm đã có Quyết định 260 yêu cầu các địa phương dự kiến nhập về Hà Nội tạm dừng cấp đất cho các dự án suốt thời điểm nhạy cảm này. 

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).