Chính quyền địa phương phải tự chủ

Chính quyền địa phương phải tự chủ
TP - ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, tình trạng nền hành chính kém hiệu quả, hiệu lực, bộ máy cồng kềnh, quản lý chồng chéo, ngân sách xin - cho, bao cấp tràn lan...đòi hỏi phải đổi mới từ gốc rễ nền hành chính quốc gia, mà định chế chính quyền địa phương là điểm cần đột phá.

> Không thể 'treo' quyền của dân

Đại biểu Trần Du Lịch
Đại biểu Trần Du Lịch.

Theo đó, cần hiến định một số nguyên tắc về định chế chính quyền địa phương để làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành đạo luật về chính quyền địa phương (sau này), Luật Công vụ sau khi ban hành Hiến pháp sửa đổi.

Chính quyền địa phương, về cơ bản nên tổ chức thành cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp cơ sở (thay vì 3 cấp ở địa phương hiện nay). Cá biệt, miền núi địa bàn rộng, có thể tổ chức 3 cấp chính quyền, nhưng khu vực nội thành Hà Nội, TPHCM có thể chỉ tổ chức 1 cấp chính quyền (đó là chính quyền đô thị).

Ngoài ra, tùy đặc điểm từng địa bàn, có thể tổ chức các cơ quan hành chính theo lãnh thổ, là cơ quan đại diện hành chính của một cấp chính quyền (như quận, huyện, phường) chứ không phải một cấp chính quyền với đầy đủ bộ máy cồng kềnh hiện nay.

Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương phải được xác định rõ, vừa là định chế trong nền hành chính quốc gia, vừa là đại diện và thực hiện lợi ích của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Nhưng quan trọng hơn, chính quyền địa phương phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Nguyễn Tuấn ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG