Chỉnh trang tuyến phố bằng loài cây gây hại

“Kẻ xâm lăng thầm lặng” Sò đo cam được trồng nhan nhản trên tuyến đường kiểu mẫu Lý Thường Kiệt
“Kẻ xâm lăng thầm lặng” Sò đo cam được trồng nhan nhản trên tuyến đường kiểu mẫu Lý Thường Kiệt
TP - Từ khoảng 3 năm nay, tuyến đại lộ mới có mặt cắt rộng đến 100m nối đường Thủy Dương - Thuận An với phố Tố Hữu qua khu đô thị An Cựu (Thừa Thiên - Huế) được đưa vào sử dụng. Cùng với đó, một loại cây lạ đối với dân Huế có tên Osaka đỏ lần đầu tiên được trồng hàng loạt trên tuyến phố có bề rộng lớn nhất địa phương này. 

Giống Osaka đỏ ngoại lai dù đã trồng vài năm nhưng không chịu lớn, tán hẹp, chiều cao khiêm tốn, cành nhỏ khẳng khiu. Loài cây này còn được trồng trang trí công viên, đài phun nước và các tuyến đường nội bộ thuộc đô thị mới An Cựu. 


Một chuyên gia cây xanh cho biết, với những tuyến đường rộng như ở phố mới An Cựu, việc trồng loài cây thấp nhỏ như Osaka đỏ là thiếu phù hợp, do tán hẹp không đủ để tạo bóng mát, cành nhỏ, chiều cao vừa phải, mất cân đối so với công trình giao thông đô thị quy mô lớn. 

Tại tuyến đường “kiểu mẫu” Lý Thường Kiệt đang xuất hiện một loài cây ngoại lai có tên Sò đo cam cho hoa đỏ rất đẹp. Song, các chuyên gia lâm sinh cảnh báo, giống cây ngoại lai này mang đặc tính xâm thực tự nhiên rất cao, có khả năng loại bỏ các loài thực vật xung quanh chẳng kém gì cây Mai dương. Nó được ví như “kẻ xâm lăng thầm lặng”, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng từng xác định Sò đo cam là loài thực vật ngoại lai có hại.

Một cán bộ Trung tâm Công viên Cây xanh Huế cho hay, dù biết loài Sò đo cam có những đặc tính tiêu cực, nhưng đơn vị chỉ làm theo dự án được duyệt từ trước, chứ không có quyền quyết định lựa chọn giống cây phù hợp.

MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.