Chợ truyền thống 'cõng' trung tâm thương mại

Chợ truyền thống 'cõng' trung tâm thương mại
TP - Hôm qua, 11/12, UBND TP Hà Nội đã có văn bản trả lời chất vấn gửi các đại biểu về dự án đầu tư xây dựng tổ hợp công trình Trung tâm thương mại-dịch vụ 19-12 (thuộc quận Hoàn Kiếm).

>> Thành phố đang lắng nghe ý kiến nhân dân!
>> Nhà sử học Dương Trung Quốc: Nên thay cao ốc bằng một con đường
>> Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Nên chuyển thành một vườn hoa

Chợ truyền thống 'cõng' trung tâm thương mại ảnh 1
Nhiều ý kiến bày tỏ sự không đồng tình với việc xây dựng cao ốc tại di tích lịch sử - Chợ 19 - 12. Ảnh: Phạm Yên

Phố, chợ tạm 19-12 sẽ được xây dựng  lại và vẫn giữ chợ truyền thống, ngoài ra sẽ phải “cõng” thêm một trung tâm thương mại, nằm phía trên.

Mở đầu văn bản trả lời, UBND TP Hà Nội cho rằng: “Quận Hoàn Kiếm là trung tâm văn hóa, lịch sử và kinh tế của Thủ đô, có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ thương mại. Mặc dù diện tích đất đai tự nhiên trên địa bàn quận nhỏ, nhưng lại có giá trị sử dụng rất cao, đòi hỏi phải được khai thác, phát huy lợi thế này”.

Theo UBND TP, chợ 19-12 là một trong những chợ được đưa vào danh mục cải tạo, kết hợp xây dựng lại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nếp sống đô thị văn minh, hiện đại, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.

Đáng lưu ý, khi tính đến vấn đề giải tỏa chợ 19-12, thành phố cũng đã tính đến rất nhiều mặt như thay đổi cảnh quan môi trường đô thị do chợ tạm gây ra, góp phần giải tỏa ách tắc giao thông.

“Chợ 19-12 được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước  trong thời gian chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Đến năm 1982, chợ được xây dựng tạm cấp 4 và đưa vào sử dụng.

Đại biểu Phạm Thị Thành: Tôi đã trao đổi với ông Phí Thái Bình (Phó Chủ tịch UBND TP - PV) rồi, là nhân dân ở đấy đang có ý kiến  phản ánh. Hà Nội vẫn chưa có một khu tưởng niệm nào cho ngày 19-12, tưởng niệm những người hy sinh trong ngày đó.

Không những để tâm linh của người dân tưởng nhớ đến những chiến sĩ, người dân đã ngã xuống tại đây, mà đồng thời để lên án tội ác chiến tranh nữa. Ông Bình bảo sẽ làm một nơi tưởng niệm. Nhưng tôi nghĩ là nên giữ lại toàn bộ nơi đây làm khu tưởng niệm.

Nguyên Hiệu trưởng ĐHKT Hà Nội Trần Trọng Hanh: Tôi đã có ý kiến tại Hội đồng thẩm định trước khi thông qua dự án này, ý kiến của tôi là nên giữ lại nơi đây thành một con đường và nó vốn đã là một con đường rồi.

Tuy nhiên, nếu thành phố đã  quyết làm, có thể phải xem lại quy hoạch xem có phù hợp không. Phải căn cứ vào quy hoạch chi tiết 1/500.

Tính đến nay đã qua hơn 20 năm sử dụng nên chợ đã xuống cấp, hư hỏng không đảm bảo điều kiện kinh doanh, phòng chống cháy nổ; ảnh hưởng đến an toàn vệ  sinh thực phẩm và cảnh quan môi trường đô thị, gây ách tắc giao thông”- Thành phố nêu lý do.

Do đó, “việc cải tạo xây dựng lại chợ 19-12 là cần thiết, là đòi hỏi khách quan, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân Thủ đô”.

Thành phố cũng cho rằng: “Cần có sự đa dạng trong phương thức phục vụ: chợ truyền thống kết hợp với trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng…, bên cạnh đó, yêu cầu xã hội hóa trong công tác đầu tư, xây dựng cải tạo các chợ để nhiều chủ thể có thể tham gia đầu tư… là một yêu cầu cần thiết”.

Theo thành phố, chủ trương xã hội hóa chợ là quan điểm nhất quán được Chính phủ, Thành ủy Hà Nội thống nhất chỉ đạo.

Riêng với chợ 19-12, theo đề nghị của Sở KH&ĐT và các cơ quan tham mưu của thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 4946/UB-KHĐT ngày 31/12/2004 chọn Cty TNHH Thủ đô II làm chủ đầu tư, xây dựng chợ 19-12 thành Khu tổ hợp trung tâm thương mại-dịch vụ 19/12, gồm: Siêu thị khách sạn, văn phòng cho thuê và chợ truyền thống. 

Thành phố sẽ yêu cầu các ngành báo cáo lại

Trả lời Tiền Phong chiều qua (11/12), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố đang lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận, xung quanh những phản hồi mạnh mẽ  về dự án trong những ngày qua.

Ông Thảo nói: “Dự án liên quan đến chợ 19-12 đã làm xong quy trình, thủ tục và đã có những quyết định rồi. Nhưng trước những ý kiến của dư luận, của xã hội, của nhân dân, đặc biệt của những nhà khoa học tâm huyết đối với Thủ đô, đương nhiên, thành phố cũng phải lắng nghe, xem xét. Thành phố sẽ yêu cầu các ngành báo cáo lại cụ thể, trên cơ sở đó sẽ có trao đổi lại”.

Để xem xét, thành  phố có thấy cần thiết phải tạm dừng dự án này không, thưa ông?

Không. Tôi nghĩ bây giờ cũng chưa phải lúc, chưa đến bước đó, chưa đến mức độ đó.

Thành phố từng phải bỏ ra cả gần ngàn tỷ đồng để làm một con đường, từng giải tỏa chợ Nguyễn Cao làm đường, ông có nghĩ nên giữ lại chính con đường ở nơi đây như nó vốn có?

Có những cái có thể là vô giá. Nhưng để làm được một việc gì đó có ích cho xã hội, cho thành phố thì cũng vẫn phải làm, và làm tất cả cũng là vì dân và dành cho dân hết. Cho nên, việc này phải để tập thể (lãnh đạo Ủy ban-PV) nghe các ngành báo cáo lại.

Ông Nguyễn Thế Thảo cũng cho biết đã nhận và đọc thư của Nhà sử học Dương Trung Quốc và có thể sẽ tổ chức một cuộc họp với các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu tâm huyết với Thủ đô, xung quanh vấn đề xây dựng lại chợ 19-12.

Hôm nay (12/12), UBND quận Hoàn Kiếm hoãn cuộc họp báo về những vấn đề liên quan tới dự án này.  

MỚI - NÓNG