Chống sạt lở bờ sông bằng bãi thải không phép?

Chống sạt lở bờ sông bằng bãi thải không phép?
TP - Bãi thải phong hóa từ mỏ đá Thông Cùng đổ ra bờ sông Bồ được cơ quan chức năng tỉnh TT-Huế xác định là tự phát, trái phép, gây nguy cơ trượt lở đất đá xuống dòng thoát lũ mùa mưa bão, uy hiếp vận hành an toàn đập thủy điện nằm cách đó không xa. Tuy nhiên, doanh nghiệp chủ mỏ lại cho rằng, sở dĩ họ làm vậy là nhằm chống sạt lở khẩn cấp cho bờ sông Bồ (?).
Chống sạt lở bờ sông bằng bãi thải không phép? ảnh 1

Điểm thải đất đá nằm chênh vênh bên mép vực là nhằm chống sạt lở cho bờ sông Bồ?

Ngay từ mùa mưa bão năm 2016, khi kiểm tra tình trạng sử dụng bãi thải mỏ đá Thông Cùng (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà; thuộc Cty CP Xây dựng Giao thông TT-Huế) phục vụ công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thoát lũ sông Bồ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh TT-Huế từng xác định, bãi thải này chưa được cấp phép, chưa có hợp đồng thuê đất; nằm sát đường công vụ và chỉ cách cổng Nhà máy thủy điện Hương Điền về phía thượng lưu 150m. Khu vực bãi thải khá lớn nằm sát mép sông Bồ làm tăng nguy cơ trượt lở bờ sông. Đơn vị kiểm tra còn lưu ý, trong trường hợp có mưa lớn kết hợp thủy điện điều tiết xả lũ sẽ ảnh hưởng dòng chảy sông Bồ, sạt lở bờ sông, gây ngập úng cục bộ khu vực bãi thải và ngập luôn nhà máy thủy điện.

Trong lần kiểm tra này, BCH PCTT&TKCN tỉnh TT-Huế đề nghị doanh nghiệp chủ mỏ làm việc với chính quyền địa phương để lập bãi thải mới, tránh ảnh hưởng đến công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, từ đó đến nay, bãi thải này vẫn chưa được di dời, giải tỏa. Phía đơn vị điều tiết, xả lũ từ nhà máy thủy điện Hương Điền xuống sông Bồ lại tiếp tục “kêu”.

Theo ông Trần Hưng Long, Trưởng phòng TN&MT thị xã Hương Trà, HĐND tỉnh và thị xã từng kiểm tra, giám sát công tác an toàn hồ đập và xả thải đất, đá trái phép ở khu vực kể trên. Qua đó, đoàn kiểm tra nhận thấy, doanh nghiệp chủ mỏ gặp khó khăn về lập bãi thải gần mỏ đá, do phía sau mỏ Thông Cùng là đồi núi cao, dốc đứng. Trong khi, doanh nghiệp này lại “một mực” xin mở bãi thải ở khu vực phía trước, gần bờ sông Bồ. Từ quy hoạch các mỏ đá trên địa bàn, cơ quan chức năng thị xã Hương Trà có hướng đề xuất không tiếp tục đưa mỏ Thông Cùng vào quy hoạch mỏ đá đến năm 2030, do trong quá trình hoạt động đã bộc lộ những bất cập (vấn đề bãi thải, không khai thác bằng cắt tầng…).

Còn theo ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh, cơ quan này từng nhiều lần có văn bản đốc thúc đơn vị chức năng giải quyết dứt điểm việc xả thải trái phép và trả lại hành lang xả lũ cho thủy điện Hương Điền xuống sông Bồ, còn việc xử lý lập bãi thải không phép thuộc trách nhiệm của cơ quan khác.

Mặc dù nhiều cơ quan chức năng có ý kiến là vậy, phía Cty CP Xây dựng Giao thông TT-Huế lại cho rằng, mỏ đá Thông Cùng ra đời trước thủy điện Hương Điền nên không có lý do gì phía thủy điện “sinh sau đẻ muộn” lại đòi hỏi công ty quản lý mỏ phải di dời điểm xả thải. Trước đây, do thủy điện xả lũ gây sạt lở ven bờ sông, nên công ty đã đổ đất đá ra gần hữu ngạn sông Bồ để gia cố, chống sạt lở khẩn cấp mà thôi. Còn thời điểm hiện nay, phía đại diện Cty CP Xây dựng Giao thông TT-Huế cho biết, đất đá thải đã được tập kết bên trong phạm vi mỏ đá, không còn đổ ra bên ngoài nữa.

Trong lần kiểm tra này, BCH PCTT&TKCN tỉnh TT-Huế đề nghị doanh nghiệp chủ mỏ làm việc với chính quyền địa phương để lập bãi thải mới, tránh ảnh hưởng đến công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, từ đó đến nay, bãi thải này vẫn chưa được di dời, giải tỏa. Phía đơn vị điều tiết, xả lũ từ nhà máy thủy điện Hương Điền xuống sông Bồ lại tiếp tục “kêu”.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.