Vụ chặn dòng Vu Gia làm ở thủy điện Đak Mi 4 - Quảng Nam:

Chủ đầu tư cãi UBND TP Đà Nẵng

Chủ đầu tư cãi UBND TP Đà Nẵng
TP - Làm việc với PV Tiền Phong, chủ đầu tư dự án là BQL dự án thuỷ điện Đak Mi 4 (thuộc Tổng Cty Đầu tư phát triển đô thị và KCN Việt Nam - IDICO) cho rằng khẳng định của UBND TP Đà Nẵng trong việc thi công NMTĐ Đak Mi 4 “có thể gây thiếu nước trầm trọng hạ lưu sông Vu Gia” là thiếu căn cứ.
Chủ đầu tư cãi UBND TP Đà Nẵng ảnh 1

Ngày 9/6, chúng tôi có mặt tại công trình thủy điện Đak Mi 4 (gồm đập chính, NMTĐ và công trình cống nhận nước) ở xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Tại công trình đập chính, hơn một nửa hạng mục đã hoàn tất. Điều đó có nghĩa, việc thay đổi kết cấu thân đập để làm cống điều tiết gần 100m3 nước/s trả về dòng Vu Gia theo yêu cầu của UBND TP Đà Nẵng gửi Bộ Công Thương hiện nay là không thể.

Ông Phạm Văn Toán - Trưởng BQL dự án thủy điện Đak Mi 4, cho rằng yêu cầu xả 100m3/s của UBND TP Đà Nẵng ngay tại thân đập chính của NMTĐ Đak Mi 4 là chuyện không tưởng. “Mùa khô, theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn và của chính chúng tôi đo được tại địa điểm ngăn dòng trên sông Vu Gia làm đập chính chỉ có 6m3/s.

Tại thời điểm này cũng thế, chúng tôi mới thi công đập chứ đã chặn dòng, chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn đâu mà cũng chỉ đo được chừng đó. Vậy thì lấy đâu ra gần 100m3/s để xả cho hạ lưu?” - ông Toán nói.

Dự kiến hôm nay, 11/6, cuộc họp giữa các bên liên quan trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ TN - MT, UBND TP Đà Nẵng, IDICO, do Bộ Công Thương chủ trì sẽ giải quyết vấn đề kiến nghị của Đà Nẵng để các bên đi đến thống nhất. Cuộc họp sẽ có đại diện của Văn phòng Chính phủ.

Theo BQL dự án thủy điện Đak Mi 4, đến thời điểm này, phương án cứu vãn duy nhất cho việc kiến nghị của UBND TP Đà Nẵng về sự thiếu nước nghiêm trọng hay thảm họa môi trường nếu có là IDICO sẽ điều chỉnh thêm một cống xả nước tại đập chính với công suất xả tối đa trong mùa khô là 3 - 5m3/s.

“Kinh phí xây thêm cống là không đáng kể, nhưng nếu phải chia nước trong mùa khô, thiệt hại về sản lượng điện năng sản xuất hằng năm của Đak Mi 4 là không thể nào đong đếm được. Tất nhiên, lúc đó IDICO là bên chịu thiệt thòi” - ông Phạm Văn Toán phân trần.

Ai thẩm định kiến nghị của UBND TP Đà Nẵng?

“Báo cáo cân bằng nước và đánh giá hiệu ích hạ du của Viện Quy hoạch thủy lợi lập năm 2002 là cơ sở chính về nguồn nước phục vụ cho quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia – Thu Bồn và phục vụ cho việc đầu tư các dự án thủy điện có 2 sai sót cơ bản: Lượng nước yêu cầu cho lợi ích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch được tính toán trong báo cáo là rất nhỏ so với yêu cầu thực tế và quy hoạch đến năm 2020 của khu vực; Sai phương pháp luận trong tính toán cân bằng nước nên đã chọn sai thông số thủy văn đầu vào của chương trình tính, chọn thông số lưu lượng kiệt tháng thay vì lưu lượng trung bình tháng. Hai con số này chênh nhau rất lớn”.

Theo ông Phạm Văn Toán, quy hoạch tổng thể NMTĐ Đak Mi 4 nằm trong vùng quy hoạch xây dựng 7 NMTĐ trên thượng lưu sông Vu Gia, được đơn vị tư vấn là Cty CP tư vấn xây dựng điện 1.

Sau này, khi đi vào chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng, IDICO mới thuê thêm nhà tư vấn là Cty CP tư vấn xây dựng điện 2. Ngoài ra, tính toán về cân bằng nước tại dự án Đak Mi 4 cũng được Viện Quy hoạch Thủy lợi nghiên cứu kỹ, sau đó được Bộ TN-MT thẩm định và thông qua.

“Nói như vậy có nghĩa là mọi sự tác động đến môi trường đã được nghiên cứu kỹ và được Chính phủ phê duyệt, còn kiến nghị của UBND TP Đà Nẵng thông qua tính toán nghiên cứu của Sở NN&PTNT thành phố này đã có ai thẩm định, phê duyệt chưa?” - ông Toán phân tích.

Theo BQL dự án thủy điện Đak Mi 4, khi có quy hoạch tổng thể NMTĐ Đak Mi 4 đã thông báo cho tất cả các địa phương liên quan (vào năm 2005), trong đó có Đà Nẵng.

Tại sao UBND TP Đà Nẵng không kiến nghị ngay khi đó mà phải đợi đến bây giờ. Ông Phạm Văn Toán cho hay, cuối năm 2008, sau khi nhận được các văn bản kiến nghị của Đà Nẵng, IDICO đã chủ động làm việc với hai địa phương là Quảng Nam và Đà Nẵng nhưng vẫn chưa đi đến một kết quả thống nhất.   

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.