Chủ lưu hóa vấn đề da cam/đioxin tại Mỹ

Chủ lưu hóa vấn đề da cam/đioxin tại Mỹ
TP - Tìm giải pháp cho những chiến lược lâu dài về chất độc da cam/đioxin, chia sẻ quan điểm, chương trình hành động và nhất là chủ lưu hóa (làm cho vấn đề chất độc da cam/dioxin được phổ biến trong công luận và chính phủ Mỹ) vấn đề da cam tại Mỹ là nội dung chính được hai nhóm đối thoại Việt - Mỹ đưa bàn thảo tại Đà Nẵng trong ngày 21/4.

Di chứng chất độc da cam, bao gồm cả chất đioxin là một thực tế hiển nhiên. Tuy nhiên, theo bà Mary Dolan Hogrefe, thành viên Nhóm Đối thoại Mỹ, vấn đề da cam Việt Nam chưa được nhiều người quan tâm đúng mức, phần lớn người dân Mỹ đều coi đó là chuyện của quá khứ, trong khi ở Quốc hội Mỹ lại quá ít người biết đến.

Chủ lưu hóa vấn đề da cam/đioxin tại Mỹ là một bước đi bức thiết, biện pháp quan trọng để đưa vấn đề da cam/đioxin đến với công luận.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, người tham gia sáng lập, nguyên đồng Chủ tịch Nhóm đối thoại “Chủ lưu hóa cần phải được tiến hành ở cả ba chiều: từ chính giới, đến các nhóm đối tượng, cộng đồng dân cư và cụ thể xuống từng cá nhân con người ở Mỹ để mọi người cùng nhận thức thực trạng vấn đề da cam/đioxin ở Việt Nam và có những hành động nhất định. Các nhóm đối thoại đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này như là cầu nối hữu hiệu giữa hai bên Chính phủ Mỹ và Việt Nam cùng ngồi lại với nhau.

Hiện ở Việt Nam ước tính có khoảng ba triệu người, trong đó phần lớn là trẻ em và thanh thiếu niên là nạn nhân chất độc da cam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.