Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu

Nhóm đồng bào Mường xã Ea Pal, huyện Ea Kar tham gia Chủ nhật Đỏ
Nhóm đồng bào Mường xã Ea Pal, huyện Ea Kar tham gia Chủ nhật Đỏ
TPO - Nằm dọc theo trục quốc lộ 26, Ea Kar có 160.000 dân thuộc 21 dân tộc, 14 xã 2 thị trấn. Ngày 13/1/2019 đông đảo đồng bào các dân tộc thuộc 14 xã 2 thị trấn trên địa bàn huyện đã rủ nhau đi hiến máu đông vui tại Trung tâm văn hóa huyện với chương trình Chủ nhật Đỏ 2019. Trong số đó có nhiều cặp vợ chồng, dòng họ đến từ rất sớm...

Từ sáng sớm, dòng họ Mlô gồm 10 người (ở buôn Moa, xã Cư Huê) mặc trang phục thổ cẩm Ê Đê truyền thống đến Trung tâm văn hóa huyện Ea Kar tham dự chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ. Chị H’Sinh Mlô (SN 1985) cho biết: Trước đây nhiều lần đi khám nhưng chị không đủ điều kiện hiến máu. Một năm qua,  chị bồi bổ sức khỏe để mong một lần hòa dòng máu của mình với các dân tộc anh em. Còn em H’Tra Mlô (17 tuổi)- em họ chị H’ Sinh đi theo cho biết “mùi vị” hiến máu thế nào, để sang năm đủ tuổi sẽ xung phong hiến.

Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 1 Dòng họ Mlô ở buôn Moa, xã Cư Huê tham gia Chủ nhật Đỏ

Xếp hàng để chờ tới lượt xét nghiệm máu, bà Phan Thị Nguyệt (SN 1964) cùng chồng là Lê Văn Thiết (SN 1961, thị trấn Ea Knốp) cho biết, đến nay cả hai vợ chồng đã 14 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Do không thể vắng mặt trong lễ cưới của con đồng nghiệp, anh chị đã tranh thủ chạy 10 cây số lên hiến sớm. “Hiến máu đã trở thành phong trào thiện nguyện mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Cứ hễ có chương trình hiến máu, vợ chồng tôi cùng nhau đi hiến, mong góp ít máu của mình giúp các bệnh nhân qua cơn nguy kịch” – Anh Thiết nói.

Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 2 Bà Phan Thị Nguyệt (áo đỏ) cùng với chồng đã 14 lần tham gia hiến máu nhân đạo

Vừa hoàn tất thủ tục xét nghiệm, vợ chồng anh Võ Sĩ Trọng (SN 1980) và vợ là Phạm Thị Biên (SN 1981 - trú tại thôn 9, xã Ea Pal) đi cùng con gái, hào hứng chia sẻ: "Cá nhân tôi đã 13 lần cho máu, trong đó 6 lần tham gia Chủ nhật Đỏ; còn vợ 5 lần hiến máu tình nguyện. Xã tôi 150 người đi hiến máu. Chúng tôi đưa con đi cùng để sau này con cũng noi gương bố mẹ làm việc thiện"

Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 3 Vợ chồng anh Võ Sĩ Trọng-chị Phạm Thị Biên cùng con gái hào hứng đến với Chủ nhật Đỏ

Ông Trương Đức Kiến (64 tuổi) và vợ Huỳnh Thị Tám (55 tuổi, trú tại xã Cư Ni, huyện Ea Kar) không còn nhớ mình bao nhiêu lần đi đăng ký hiến máu nhân đạo. “Tôi giờ đã quá tuổi hiến máu, còn vợ thì năm nay là năm cuối được cho máu nên cố gắng đi hiến. Do bà nhà bị huyết áp cao nên phải chờ rất lâu mới lấy được máu. Hai đứa con ông Kiến đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã vài lần hiến máu nhân đạo. Sau mỗi lần hiến máu, các con đều gửi chứng nhận về cho bố mẹ. Đó là một cơ sở niềm tin, để tôi vận động người dân xã nhà hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người.

Bà Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch Hội chữ thập Đỏ, Phó trưởng ban chỉ đạo Vận động hiến máu nhân đạo huyện Ea Kar cho biết, năm nay tại huyện Ea Kar có hơn 3.100 tình nguyện viên đăng ký hiến máu. Do hội trường không được rộng, nên chúng tôi phải bố trí thời gian cụ thể cho từng xã để họ đến là có chỗ làm thủ tục. Nhiều xã xa được ưu tiên làm đầu tiên, xã gần chiều hôm nay cũng sẽ có mặt đông đủ.

Một số hình ảnh tại Chủ nhật Đỏ ngày 13/1 tại thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar:

Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 4
Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 5
Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 6
Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 7
Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 8
Chủ nhật Đỏ Ea Kar: Nhiều gia đình, dòng họ rủ nhau đi hiến máu ảnh 9 
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.