Chủ quán trả lại 36 triệu đồng cho khách bỏ quên

Anh Nhật cho rằng phải có trách nhiệm để trả lại tiền cho người không may đánh rơi hoặc bỏ quên. Ảnh: Niềm Phạm.
Anh Nhật cho rằng phải có trách nhiệm để trả lại tiền cho người không may đánh rơi hoặc bỏ quên. Ảnh: Niềm Phạm.
Khách vừa rời đi, vợ chồng chủ quán dọn bàn, phát hiện anh này quên chiếc áo ấm và bọc tiền nên gói lại đợi trả người bị mất.

Đêm 31/1, chị Nguyễn Thị Dương và anh Nguyễn Quang Nhật (41 tuổi), chủ một quán ăn ven quốc lộ 1A ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) dọn bàn sau một ngày làm việc, thì phát hiện một chiếc áo bên trong có bọc tiền song không kèm giấy tờ tùy thân.

Biết số tiền và chiếc áo của một trong hai vị khách vừa lên ôtô rời đi, vợ chồng chị Dương bảo nhau cất chờ chủ nhân quay lại nhận. Đêm đó họ để đèn cả đêm, mở cửa quán chờ khách quay lại.

Sáng hôm sau, một người đàn ông tìm tới quán giới thiệu là bạn của người để quên chiếc áo - anh Bùi Quyết Thắng (34 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội). Nối điện thoại với anh Thắng, chị Dương hỏi chuyện về hình dạng chiếc áo, số lượng tiền để quên. Khi anh Thắng nói chính xác đặc điểm, vợ chồng chị Dương đã hoàn trả. 

"Vợ chồng tôi thấy bọc tiền nên để nguyên không đếm. Biết rằng tiền là quý, tôi nghĩ việc trả lại người bỏ quên hay đánh rơi cần phải làm", chủ quán chia sẻ và cho hay anh chị từng trả lại tài sản cho một số khách để quên.

Một ngày sau khi nhận lại được số tiền tưởng đã mất, anh Thắng kể, vào quán ăn rồi rời đi, khuya cùng ngày xe tới tỉnh Quảng Bình anh mới biết quên áo và tiền. Sáng hôm sau, anh nhờ bạn đi tìm theo mô tả.

"Lúc ăn ở quán, tôi có trò chuyện với chị chủ. Vì vậy khi nối được điện thoại, tôi đã gợi lại cuộc trò chuyện và chị ấy nhanh chóng nhận ra. Hành động của vợ chồng chị Dương đáng khâm phục vì không phải ai cũng có lòng tốt như vậy", anh Thắng tâm sự.

Theo Niềm Phạm - Hải Bình

Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.